Một người bất cẩn, cả nhà ung thư nếu không bỏ 5 thói quen dùng lọ đựng gia vị kiểu “tự đầu độc” này
Ngoài việc sử dụng gia vị đúng cách trong nấu nướng, nếu muốn cả nhà khỏe mạnh, bạn cần phải sửa ngay 5 sai lầm khi dùng lọ đựng gia vị dưới đây.
- 23-12-20246 thực phẩm nằm trong danh sách gây ung thư được WHO cảnh báo: Nhiều người ăn ngấu nghiến mỗi ngày
- 22-12-2024Nói thật mất lòng: 6 thói quen dùng máy giặt tưởng tiện và sạch hóa ra đang "tiếp tay" cho bệnh tật, ung thư
- 22-12-2024Ăn lẩu theo 2 kiểu này cực độc hại, kiểu số 1 được ví như "công tắc bật" ung thư, mùa đông nhiều người mê
Gia vị là một phần không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình, giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trong cách bảo quản và sử dụng gia vị, bạn có thể vô tình gây hại cho sức khỏe của chính mình và gia đình. Dưới đây là 5 thói quen dùng đựng gia vị sai cách mà bạn nên thay đổi ngay để tránh "tự đầu độc" cơ thể.
1. Đựng gia vị trong hộp kim loại không thích hợp
Một trong những thói quen phổ biến nhưng lại nguy hiểm là sử dụng các lọ kim loại để đựng gia vị, đặc biệt là hộp chất lượng kém, bị han gỉ. Các mảnh vụn han gỉ này dễ trộn lẫn vào gia vị, làm biến chất chúng hoặc xâm nhập vào cơ thể khi ăn.
Ngoài ra, ngay cả hộp đựng gia vị không han gỉ cũng không nên dùng để đựng các gia vị có tính axit như giấm, tương ớt, tương cà, nước tương, nước cốt chanh… Do có thể gây ăn mòn lớp kim loại, tạo ra các phản ứng hóa học và sinh ra chất độc hại như cadmium, chì và các chất có thể gây ung thư, gây hại cho gan, thận… nếu sử dụng trong thời gian dài.
2. Không đóng nắp kín lọ gia vị sau khi dùng
Việc không đóng nắp kín lọ đựng gia vị sau khi sử dụng sẽ khiến gia vị dễ bị tiếp xúc với không khí và độ ẩm, làm giảm chất lượng và hương vị, thậm chí biến chất. Đặc biệt, một số gia vị như muối, đường, hoặc gia vị dạng bột dễ bị ẩm, gây vón cục hoặc bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể sản sinh ra chất gây ung thư từ nấm mốc. Hơn nữa, gia vị để hở lâu ngày còn dễ bị nhiễm bụi bẩn, côn trùng ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe khi sử dụng.
3. Tận dụng chai nhựa để đựng gia vị
Nhiều người dùng những chai nhựa cũ để đựng gia vị vì tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các chất độc hại như ethylene hay bisphenol A (BPA). Nhất là với các gia vị có tính axit hoặc bị đặt ở nơi có nhiệt độ cao, gần bếp nấu. Các hợp chất này có thể xâm nhập vào thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng, gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh liên quan đến hệ thống sinh sản.
4. Để lọ đựng gia vị gần bếp nấu, tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Để lọ gia vị gần bếp nấu hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là thói quen không an toàn. Nhiệt độ cao có thể làm gia vị biến chất, mất hương vị và sinh ra hợp chất độc hại. Đặc biệt, gia vị chứa muối như nước mắm khi tiếp xúc với nhiệt có thể phản ứng, tạo mùi khó chịu và giảm độ an toàn. Ngoài ra, bột gia vị như tiêu, ớt bột nếu để gần bếp có thể dễ dàng bay vào không khí và gây cháy nổ, hoặc nhanh hỏng do tiếp xúc với nhiệt, dầu mỡ. Việc này không chỉ làm giảm chất lượng gia vị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
5. Lâu ngày không vệ sinh lọ đựng gia vị
Nghiên cứu do Cục Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát hiện ra rằng lọ đựng gia vị có thể dễ dàng và thường xuyên bị nhiễm chéo các tác nhân gây bệnh trong quá trình chế biến thực phẩm. Nhất là thực phẩm sống khiến các loại vi khuẩn như E. coli và Salmonella có thể dễ dàng bám vào các lọ gia vị. Chưa kể, dù không tiếp xúc với thực phẩm thì chúng cũng dễ nấm mốc, bị bụi bẩn nếu lâu không vệ sinh, tiếp xúc với ánh nắng hay nhiệt độ cao, độ ẩm lớn trong bếp.
Những điều trên không chỉ gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn làm gia vị biến chất, sản sinh ra aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh. Do đó, cần vệ sinh lọ gia vị thường xuyên.
Nguồn và ảnh: The Paper, Aboluowang
Đời sống & pháp luật