Một nông dân Bắc Giang livestream 10 phút bán 2 tấn vải thiều
Lần đầu tiên có một sàn thương mại điện tử giao mặt tiền của trang Facebook và ứng dụng di động của sàn cho nông dân thực hành livestream. Chỉ trong 40 phút bán được 8 tấn vải thiều.
- 08-06-2021VinMart cam kết thu mua 2.000 tấn và bán vải thiều trên sàn Lazada
- 08-06-2021Vải thiều Việt Nam được nhiều quốc gia "mê tít": Xuất khẩu hàng nghìn tấn, giá bán có thể lên tới 550k/kg
- 08-06-2021Vải thiều Việt Nam chính thức ‘chinh phục’ thị trường EU
Khác với cách làm truyền thống, chờ thương lái đến vườn thu mua, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chị Đỗ Thị Vân (38 tuổi, nông dân trồng vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang ) được hỗ trợ bán vải online.
Trong buổi livestream kéo dài 40 phút trên sàn thương mại điện tử Sendo, chị Đỗ Thị Vân được sự hỗ trợ của 1 người khác, dùng điện thoại thông minh, quay lại toàn bộ vườn vải đương vào độ chín rộ của gia đình.
Chị Vân thay vì mọi lần dẫn thương lái đi thăm vườn lại trở thành hai dẫn chương trình dẫn người xem đi tham quan vườn trồng vải thiều Lục Ngạn của gia đình trên sóng trực tuyến với 30.000 người xem cùng lúc.
Chị vừa giải thích quy trình trồng vải, cách nhận diện vải thiều , vừa kêu gọi người xem đặt hàng trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Khá bất ngờ khi gian hàng của chị Vân livestream 10 phút đã bán được 2 tấn vải. Dưới phần bình luận, người xem liên tục để lại số điện thoại và địa chỉ để "chốt đơn". Kết quả trong buổi livestream, trong chỉ 40 phút, người nông dân đã bán hết 8 tấn vải thiều.
Chị Đỗ Thị Vân livestream bán vải trên sàn thương mại điện tử Sendo.
Đây là lần đầu tiên chị bán vải online với cách làm mới lạ.
Lần đầu tiên có một sàn thương mại điện tử giao mặt tiền của trang Facebook và ứng dụng di động của sàn cho nông dân thực hành livestream, mà có được thành tích đáng nể.
Theo đại diện Sendo, chương trình bắt đầu từ 6/6 và nằm trong khuôn khổ chương trình "Chung tay ủng hộ vải Lục Ngạn, Bắc Giang " do sàn thương mại điện tử Sendo phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử & Kinh tế Số (Bộ Công Thương) tổ chức cho bà con nông dân Bắc Giang thực hành livestream chốt đơn tại vườn, rất nhiều kỷ lục về lượng chốt đơn hàng vải thiều gây chú ý.
Tính trong 2 ngày đầu tiên, nông dân Bắc Giang đã bán được gần 50 tấn vải thiều trên sàn thương mại này. "Mục tiêu của chúng tôi là bán hết 100 tấn vải trong 10 ngày diễn ra chương trình", đại diện Sendo cho hay.
Nói thêm về quy trình bán vải đặc biệt, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch công ty Sendo, cho hay, bên cạnh việc chuyển giao công nghệ bán hàng cho bà con, nhất là công nghệ livestream, nhân viên của sàn thương mại điện tử còn trực tiếp hướng dẫn bà con cách đóng gói, giữ lạnh trái vải để vận chuyển đảm bảo chất lượng quả vải.
"Sau đó, vải sẽ theo xe lạnh của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) tỏa về Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Tất cả đảm bảo một quy trình khép kín, nỗ lực đưa được quả vải tươi ngon đến tay người mua một cách nhanh nhất", ông Dũng nói.
Hiện tại, để thu hút người mua chung tay ủng hộ nông sản Bắc Giang, vải bán trên sàn thương mại điện tử Sen đỏ từ nay đến hết 15/6 với giá ưu đãi 16.000 đồng/kg và miễn phí vận chuyển lên đến 50.000 đồng khi thanh toán qua ví điện tử ZaloPay.
Nhân viên sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con cách đóng gói vải, hỗ trợ livestream trên mặt tiền trang Facebook của sàn.
Bên cạnh Sendo, gần đây, rất nhiều sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản với cách làm bài bản, có hệ thống. Sàn Voso của Viettel Post cũng bán được 240 tấn vải Bắc Giang từ ngày 28/5 tới ngày 6/6. Tổng giá trị tiêu thụ vải thiều trên sàn này đạt 8,6 tỷ đồng.
Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang đã được bán qua sàn Postmart tính từ ngày 15/5 lũy kế đến đầu tháng 6 đã là 275 tấn. Tổng giá trị sản phẩm đạt 13,58 tỷ đồng.
Với Cuccu, sàn này đã ghi nhận doanh số 65 tấn vải Bắc Giang , tổng doanh thu đạt được là gần 1,8 tỷ đồng chỉ sau 8 ngày mở bán.
Vải Bắc Giang được mùa.
Bên cạnh sự hỗ trợ, tiếp sức của nguồn lực bên ngoài, trong bối cảnh dịch Covid-19, Bắc Giang cũng đã có nhiều thay đổi trong việc tiêu thụ nông sản. Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng đã cấp phụ hiệu cho gần 500 xe của trên 50 doanh nghiệp đủ điều kiện lưu thông, hàng trăm lái xe và thương lái được tiêm phòng vaccine phòng Covid-19.
Để giảm áp lực vải tiêu thụ vải tươi, huyện Lục Ngạn cũng đã cho xây dựng hơn 2.000 lò sấy vải. Huyện sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/lò.
Ước tính năm nay toàn huyện có khoảng 120.000 tấn vải thiều, hiện nay đã tiêu thụ được gần nửa. Huyện cũng đã nhận được hợp đồng của hơn gần 200 đầu mối đăng ký thu mua mới vải với số lượng lớn.
Doanh nghiệp và tiếp thị
Sự kiện: HẬU PHƯƠNG TIẾP SỨC
Xem tất cả >>- BIDV tiếp tục ủng hộ TP. Hồ Chí Minh 25 tỷ đồng để phòng, chống dịch Covid-19
- Tính đến 17h ngày 4/8: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.456 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 30/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.421 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 27/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.242 tỷ đồng
- Sacombank tiếp tục ủng hộ 30 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19