MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một nước "đánh bật" Nga, chốt hợp đồng 10 tỉ USD với Trung Quốc: Bước ngoặt tương lai đã hình thành?

01-04-2023 - 00:04 AM | Tài chính quốc tế

Một nước "đánh bật" Nga, chốt hợp đồng 10 tỉ USD với Trung Quốc: Bước ngoặt tương lai đã hình thành?

Các nhà phân tích cho biết một thỏa thuận mang tính bước ngoặt trị giá 10 tỷ USD cho một tổ hợp lọc dầu mới ở tỉnh Liêu Ninh sẽ giúp Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng dài hạn của nước này.

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt

Theo nhận định của các chuyên gia, Trung Quốc và Ả Rập Saudi đang xây dựng một mối quan hệ "đáng kể hơn" thông qua việc ký kết thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD để xây dựng một nhà máy lọc dầu hiện đại ở tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc, khi lợi ích của nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đang có điểm chung.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, thông báo của công ty quốc doanh Saudi Aramco đưa ra chỉ vài tháng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ả Rập Saudi hồi tháng 12/2022, nơi ông dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Ả Rập và ký kết hàng loạt thỏa thuận năng lượng và đầu tư.

Dự án nhà máy lọc dầu Panjin dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng ba tháng. Saudi Aramco sẽ đảm bảo thỏa thuận cung cấp hơn 2/3 trong số 300.000 thùng dầu thô mỗi ngày mà tổ hợp sẽ cần dùng làm nguyên liệu đầu vào khi hoàn thành. Theo SCMP, hợp đồng thương mại này đáng lẽ đã được [Trung Quốc]  kí kết với Nga - đối thủ chính của các nhà xuất khẩu năng lượng vùng Vịnh.

Một nước "đánh bật" Nga, chốt hợp đồng 10 tỉ USD với Trung Quốc: Bước ngoặt tương lai đã hình thành? - Ảnh 1.

Các nhà máy chế biến như vậy thường có tuổi thọ khoảng 35 năm, điều này "đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu ổn định và liên tục" cho dầu của Saudi trong tương lai gần, một nhà nghiên cứu ngành năng lượng có trụ sở tại Trung Quốc cho biết. Ngoài ra, nhà máy cũng sẽ giúp củng cố an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Tổ hợp Panjin có thể nhập khẩu lượng dầu thô trị giá hơn 160 tỷ USD của Saudi trong suốt thời gian vận hành, với giả định nguồn cung cấp 210.000 thùng hàng ngày với mức giá trung bình là 60 USD mỗi thùng trong 35 năm tới.

Hiện tại, các nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu thô giảm giá mạnh của Nga, nhưng có những lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đối với Nga vì xung đột ở Ukraine "có thể làm gián đoạn đáng kể chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu, dẫn đến biến động giá lớn".

Joey Zhou - một nhà phân tích hóa dầu tại Thượng Hải, làm việc cho công ty tư vấn năng lượng toàn cầu và công nghiệp hóa chất Dịch vụ thông minh hàng hóa độc lập (ICIS) - cho biết:  "Chúng tôi đoán rằng các công ty Trung Đông sẽ sẵn sàng tham gia liên doanh với các công ty Trung Quốc để đảm bảo họ có một nguồn đầu ra an toàn".

"Để có được vị thế cạnh tranh hơn về chi phí nguyên liệu, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng có khả năng chào đón các quỹ của Ả Rập Saudi hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) bằng cách mời họ vào các kế hoạch hiện có hoặc kế hoạch mới cho các tổ hợp lọc hóa dầu tích hợp."

Panjin chỉ là một trong một số tổ hợp lọc hóa dầu tích hợp mà Saudi Aramco đã để mắt đến tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Tăng cường hợp tác Trung Quốc - Ả Rập Saudi

Vào tháng 12/2022, Aramco và Sinopec của Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy lọc dầu và cracker hóa dầu công suất 320.000 thùng/ngày với công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm tại Gulei, tỉnh Phúc Kiến, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2025.

Saudi Aramco cũng đã đạt được thỏa thuận ban đầu với Sinopec để xây dựng một cơ sở tương tự ở bờ biển phía tây của Ả Rập Saudi, với các công ty là đối tác trong một nhà máy lọc dầu 400.000 thùng mỗi ngày tại Yanbu trên Biển Đỏ.

Năm ngoái, Trung Quốc chiếm khoảng 37% lượng tiêu thụ polythene và polypropylene trên thế giới – các polyme nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, còn được gọi là polyolefin, rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn – và được dự báo sẽ "tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng tiêu dùng polyolefin toàn cầu cho đến năm 2030".

Nhà phân tích Joey Zhou nói: "Những câu chuyện tương tự sẽ diễn ra trong các ngành công nghiệp hóa chất khác, chẳng hạn như polyester và cao su. Tiềm năng tiêu thụ hóa dầu của Trung Quốc là một trong những động lực chính thúc đẩy đầu tư của Ả Rập Saudi."

Ông Zhou cho biết các liên doanh của Aramco với Norinco và Sinopec đã được ấn định thời điểm trùng với thời điểm bắt đầu dự kiến của đợt tăng trưởng tiếp theo của chu kỳ trên thị trường hóa dầu. Các nhà sản xuất hóa dầu ở Ả Rập Saudi và vùng Vịnh sẽ được hưởng lợi vì họ trả ít tiền hơn đáng kể cho dầu thô và các nguyên liệu khác.

Ông Zhou nhận định: "Ai kiểm soát được lợi thế về chi phí nguyên liệu sẽ giành được nhiều quyền chủ động hơn trong thị trường tương lai."

Theo Tất Đạt

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên