"Mốt" sống của thế hệ 9X hiện đại liệu có đúng? Càng tối giản, càng thanh thản, càng đơn giản, càng an nhàn!
Đôi khi, không phải do cuộc sống chúng ta chật chội, mà chúng ta đã dùng "nhà" và "tâm thức" để chứa quá nhiều "đồ". Nếu nhu cầu tự nhận thức không được đáp ứng, dù vật chất dồi dào đến đâu, chúng ta cũng sẽ cảm thấy cuộc sống không ý nghĩa.
- 14-10-2020Mẩu chuyện sách giáo khoa cũ bỗng hot trở lại, thế hệ 9X - 10X đọc xong giật mình thời gian trôi qua nhanh quá!
- 29-12-2019Năm 2020 của thế hệ 9X: Khi 1999 chập chững vào đời cũng là lúc 1990 bước sang tuổi 30!
- 16-08-20199X liệu có phải thế hệ cô đơn nhất: 22% thừa nhận mình không hề có bạn, 27% không biết khái niệm bạn thân là gì
(01)
Cách đây một thời gian, tôi đến nhà chị họ chơi. Không ngờ lại nhìn thấy cảnh tượng này:
Trên giường, quần áo xuân, hạ, thu, đông chất đầy, có cái còn chưa cắt nhãn mác.
Trong nhà có ba phòng ngủ, nhưng hai phòng đã trở thành nơi chứa đồ, ở đâu cũng có những hộp bưu phẩm đã mở hoặc chưa mở.
Sau khi tôi đến, chị ấy mới bắt tay vào dọn dẹp. Tôi phụ chị ấy cả một ngày, vứt bớt những đồ dùng không cần thiết, lau sạch bụi, sắp xếp đồ, cuối cùng cũng khiến căn phòng gọn gàng và ngăn nắp trở lại.
Lúc đầu, chị họ tôi có chút tiếc nuối những đồ vật đã bỏ đi, sau vài tháng thì lại gọi điện cho tôi cảm ơn và nói rằng ngày càng thích lối sống đơn giản như hiện tại.
Chị ấy cũng nhiều lần muốn dọn dẹp, nhưng lại ôm tâm lí sợ lãng phí, ngại vứt bỏ, vì thế đồ đạc tích tụ càng lúc càng nhiều.
Trên mạng từng có câu hỏi thế này:
"Làm thế nào để thay đổi cuộc sống hỗn loạn của bạn?"
Câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất chính là: "Ném đi những thứ không cần, buông tay những người không hợp."
Qiao Sang, cô gái theo đuổi nếp sống tối giản
(02)
Gần đây, Qiao Sang, một cô gái 9X sống ở Thạch Gia Trang, Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng phải bất ngờ vì một video mà cô ấy đã chia sẻ trên Weibo.
Qiao Sang theo đuổi cuộc sống tối giản với "chủ nghĩa không tiêu dùng".
Thực ra, một năm trước, cô ấy cũng từng là một người nghiện mua sắm, và cái nhà cứ như một nhà kho chính hiệu.
Chưa tính đến những đồ dùng gia đình; chỉ riêng bông tai, quần áo, giày dép, túi xách, Qiao Sang đã tiêu phí khá nhiều tiền khi thường mua cùng kiểu với nhiều màu sắc,...
Ở nhà cô ấy còn tồn đọng rất nhiều thẻ tập gym, thẻ massage chưa hết hạn sử dụng, nhưng đến giờ vẫn chưa xài được bao nhiêu lần.
Cho đến khi Qiao Sang được trải nghiệm một lần với hội nhóm những người theo tư tưởng Danshari, cô ấy cũng đã thay đổi theo.
Qiao Sang mua một căn nhà rộng 88 m2 ở Thạch Gia Trang. Trước khi đến đây, cô ấy đã vứt bớt những thứ không cần thiết. Bây giờ, khi đã dọn đến, lại tiến hành vứt bỏ đợt hai, chỉ để lại những vật dụng cần thiết hằng ngày.
Cuối cùng, toàn bộ căn nhà chỉ còn lại 6 món đồ, bàn ghế ăn thì đặt dựa vào tường, chiếc gương lớn để bên cạnh sofa cũng do chính tay Qiao Sang lấy gỗ đóng thành.
Giờ đây, cuộc sống của cô vô cùng đơn giản và tiện lợi.
Trong tủ chỉ có vài bộ quần áo, trừ những dịp sang trọng, Qiao Sang không cần phải mất công chọn lựa quần áo như trước. Thậm chí khi đi ra ngoài, cô chỉ cầm theo điện thoại di động mà chẳng xách ba lô theo...
Đối với Qiao Sang của trước đây, cực khổ kiếm tiền là để tiêu tiền. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất định phải mua thật nhiều đồ. Nhưng giờ nghĩ lại, cô ấy thấy lúc đó bản thân thật lãng phí.
Hiện tại, Qiao Sang kiểm soát việc đặt hàng online, thậm chí còn bàn với chủ siêu thị tầng dưới nhờ họ để lại rau củ còn tồn sau một ngày cho mình, vì những loại này rẻ, tuy không tươi, nhưng cũng không hư.
Để đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày cho bản thân, Qiao Sang kiên quyết nấu ăn mỗi ngày. Khi đi mua sắm, cô ấy sẽ xem xét món đồ đó có thể sử dụng lâu dài, thường xuyên không, và lúc mang về nhà có chiếm diện tích quá nhiều hay không?
"Điều này không chỉ làm tăng tỷ lệ sử dụng đồ đạc, mà còn khiến cuộc sống của tôi thêm phong phú." Qiao Sang chia sẻ.
Cuộc sống hạnh phúc không nhất định phải quá giàu, quá nhiều đồ, mà đôi khi biết thực hiện phép trừ mới là người khôn ngoan!
(03)
Một số người hỏi rằng:
"Nếu một mình, "làm phép trừ" liệu có dễ không?"
"Nếu ở một tập thể, một gia đình, nhu cầu về cái ăn cái mặc, chỗ ở, việc đi lại sẽ càng khó, làm sao có thể sống tối giản?"
Nghĩ như vậy, bạn đã hiểu sai về chủ nghĩa sống tối giản.
Tối giản không đồng nghĩa với sống cực đoan. Để tôi chia sẻ với bạn câu chuyện về gia đình ba người dưới đây:
Kiến trúc sư Thạch Lỗi ở Hạ Môn sống cùng vợ ở một tòa chung cư rộng 100 mét vuông trong suốt 10 năm.
Từ khi còn nhỏ, Thạch Lỗi đã thích cất giữ những gì mình thích.
Năm 2018, con trai họ bắt đầu học tiểu học, theo lời Thạch Lỗi kể:
"Nhà cửa lúc đó rất bừa bộn, trông như một bãi rác."
Họ rất muốn đổi nhà, nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Vì vậy, hai vợ chồng họ đã đưa ra quyết định: sẽ ném đi vài thứ!
Trong 6 tháng, họ loại bỏ ít nhất 60% - 70% đồ đạc trong nhà, dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng và ngăn nắp.
Thạch Lỗi phát hiện, hóa ra phòng khách rất rộng, có thể dùng để chơi cầu lông.
"Gần 40 tuổi, rốt cuộc tâm lý của tôi cũng đã thay đổi. Vợ chồng tôi dần đi vào trạng thái thích những điều đơn giản. Điều quan trọng nhất là được bên gia đình, sau giờ làm việc, du lịch thư giãn, như vậy thật hạnh phúc!"
Đôi khi, không phải do cuộc sống chúng ta chật chội, mà chúng ta đã dùng "nhà" và "tâm thức" để chứa quá nhiều "đồ".
Thế nên, hãy học cách quản lý những ham muốn thái quá. Chỉ khi bạn tự chủ, mới không bị dục vọng sai khiến và thao túng.
Có một lý thuyết kinh điển trong xã hội học: Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow.
Nó chia nhu cầu của con người từ thấp đến cao thành năm cấp độ, cấp độ cao nhất là tự nhận thức.
Nếu nhu cầu tự nhận thức không được đáp ứng, dù vật chất dồi dào đến đâu, họ cũng sẽ cảm thấy cuộc sống không ý nghĩa.
Thế nên, cuộc sống sung túc không nhất định là tô điểm đủ loại vàng bạc, vật trang trí chói lọi cho ngôi nhà, mà là tìm ra lý tưởng phù hợp để bản thân phấn đấu đạt được chúng!
(weixin)
Doanh nghiệp và tiếp thị