MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một startup nổi tiếng thế giới liên tục mở rộng quy mô, tuyển dụng rồi lại đóng cửa hàng loạt và sa thải…cùng một lúc, nhân viên kỳ cựu ngán ngẩm: ‘Chúng tôi rất sốc’

26-10-2023 - 00:03 AM | Tài chính quốc tế

Một startup nổi tiếng thế giới liên tục mở rộng quy mô, tuyển dụng rồi lại đóng cửa hàng loạt và sa thải…cùng một lúc, nhân viên kỳ cựu ngán ngẩm: ‘Chúng tôi rất sốc’

Là hắc mã trong giới công nghệ toàn cầu, được rót vốn liên tục nhưng công ty này lại có chiến lược “không giống ai” khiến nhiều nhân viên ngán ngẩm.

GoStudent là một startup nổi tiếng trong lĩnh vực gia sư trực tuyến - được CEO Felix Ohswald và COO Gregor Müller thành lập năm 2016 - khi họ lần lượt 23 và 21 tuổi. Công ty cung cấp dịch vụ gia sư cho học sinh từ mẫu giáo đến trung học. Nó đã nhanh chóng mở rộng quy mô để trở thành công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục có giá trị, được hỗ trợ bởi những ông lớn như SoftBank và Coatue. Được biết, trong vòng gọi vốn hồi tháng 1/2022, công ty đã huy động được 340 triệu USD.

Vào thời kỳ đỉnh cao, GoStudent cung cấp dịch vụ tại 24 quốc gia. Công ty từng được giới công nghệ châu Âu đặt nhiều kỳ vọng nhưng 28 nhân viên, gia sư hiện tại và trước đây của GoStudent lại không nghĩ vậy. Họ cho biết bản thân đã phải làm việc trong một tổ chức hoạt động không chuyên nghiệp với cách quản lý vụng về.

Một startup nổi tiếng thế giới liên tục mở rộng quy mô, tuyển dụng rồi lại đóng cửa hàng loạt và sa thải…cùng một lúc, nhân viên kỳ cựu ngán ngẩm: ‘Chúng tôi rất sốc’ - Ảnh 1.

Felix Ohswald và Gregor Müller

Một vòng “luẩn quẩn”

Khi bắt đầu đại dịch Covid-19, GoStudent đã tận dụng bối cảnh mọi người phải ở nhà giãn cách để đẩy mạnh hoạt động dạy online của mình. Công ty bắt đầu hoạt động ở khu vực Đức, Áo và Thụy Sĩ. Trước đại dịch, 20% số người không đăng ký GoStudent sau khi dùng thử miễn phí cho biết đó là vì họ thích có gia sư trực tiếp. Nhưng sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, con số đó đã giảm xuống còn 2%.

Tuy nhiên, trong khi ngày càng có nhiều người sẵn sàng ứng tuyển vị trí gia sư trực tuyến thì nhu cầu chung lại "giảm mạnh" vì trường học tổ chức ít kỳ thi hơn, Ohswald nói. Do đó, GoStudent đã phải tăng hơn gấp đôi số tiền quảng bá để thu hút khách hàng mới.

Để mở rộng, GoStudent cũng đã mua lại một số công ty khởi nghiệp tương tự khác, bao gồm nền tảng dạy kèm tiếng Tây Ban Nha và một công ty đào tạo từ xa của Anh. Nhưng một số thị trường đã không thành công. Ví dụ: GoStudent đã mở văn phòng ở Thụy Điển vào năm 2021 - một “trò chơi đầy tham vọng” vì việc dạy kèm không phổ biến ở Thụy Điển như ở các quốc gia khác. Năm sau, văn phòng đóng cửa. Nền tảng này cũng gặp khó khăn ở Mỹ, phần nhiều là do sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực dạy kèm.

Trong những ngày đầu thành lập công ty, một số nhân viên cũ mô tả môi trường nhìn chung là tích cực. Một người nói: “Mọi người đều đam mê và thích thú với những gì họ đang làm. Làm việc nhiều giờ hơn không phải là vấn đề, thông thường ở các công ty khởi nghiệp ‘cống hiến 100%’ là điều bình thường”.

GoStudent bất ngờ huy động được khoảng 80 triệu USD vào tháng 3 năm 2021 và 244 triệu USD khác vào tháng 6 năm đó. Với sự tham gia của các nhà đầu tư lớn như SoftBank và Coatue, mọi thứ ở công ty bắt đầu thay đổi. Những người làm việc tại GoStudent từ năm 2020 đến năm 2023 đã mô tả môi trường công ty đã trở nên khắc nghiệt hơn và xảy ra sự cạnh tranh.

Một startup nổi tiếng thế giới liên tục mở rộng quy mô, tuyển dụng rồi lại đóng cửa hàng loạt và sa thải…cùng một lúc, nhân viên kỳ cựu ngán ngẩm: ‘Chúng tôi rất sốc’ - Ảnh 2.

Sau đó, GoStudent bắt đầu chững lại và công ty đã sa thải nhân viên. Một cựu nhân viên cho biết, mỗi làn sóng sa thải đã làm tăng thêm áp lực. Đầu năm 2022, hơn 300 gia sư GoStudent đã ký đơn khiếu nại rằng công ty đã trả lương cho họ chậm nhưng chưa sa thải những gia sư giảng dạy kém.

Lãnh đạo đảm bảo với nhân viên rằng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát nhưng văn phòng tại Thụy Điển của GoStudent đã đóng cửa vào tháng 6 năm 2022, sa thải khoảng 21 nhân viên. Ngoài ra, 28 người ở văn phòng Pháp đã phải nghỉ việc.

Ngay cả khi việc làm bị cắt giảm, ba cựu nhân viên cho biết GoStudent đã tổ chức một cuộc thi dành cho những nhân viên có thành tích xuất sắc nhất để giành được một chuyến đi do công ty tài trợ tới Ibiza.

Tháng 9 năm đó, văn phòng GoStudent tại Mỹ mới mở 5 tháng trước đó cũng đã đóng cửa. Nhìn chung, làn sóng sa thải đã ảnh hưởng đến ít nhất 200 người. Nhưng giữa lúc bị sa thải, GoStudent lại tuyển dụng một lượng nhân tài mới. Công ty này cũng đã mua lại công ty dạy kèm trực tiếp Studienkreis của Đức.

Nhưng số lượng tuyển dụng và mua lại mới không đủ để vực dậy công ty. Vào giữa tháng 12, GoStudent lại cắt giảm khoảng 220 trong số 490 nhân viên của Áo. Mọi người đều "bị sốc", nhân viên hiện tại cho biết.

Theo các tài liệu công khai được cập nhật vào tháng 12 năm 2022, GoStudent đã thu hẹp xuống còn 15 thị trường và 1.500 nhân viên, bao gồm cả các thương vụ mua lại. GoStudent cho biết tình hình kinh tế năm đó buộc công ty phải "đánh giá lại kế hoạch của mình" và tái cơ cấu "đáng kể".

Một số nhân viên, những người đã phải chịu đựng nhiều làn sóng sa thải và những lời hứa không được đáp ứng về phúc lợi cho nhân viên đã không còn tin tưởng Ohswald và Müller sẽ chèo lái GoStudent được nữa. Một nhân viên hiện tại cho biết: “Thật khó để chúng tôi vẫn tin tưởng vào cả hai người”. Và một lần nữa, khối lượng công việc lại tăng lên. Một cựu nhân viên nói: "Có cảm giác chúng tôi như những người máy."

Hy vọng mới

Vào tháng 8, công ty đã huy động được thêm 95 triệu USD để thúc đẩy sử AI và VR. Công ty đang xây dựng một nền tảng học lập trình VR và một công cụ cho phép gia sư tạo giáo án bằng AI, TechCrunch đưa tin.

Một cựu nhân viên đã làm việc tại công ty từ năm 2021 cho biết cô ấy nhận thấy rất nhiều hoạt động phát triển sản phẩm liên quan đến dạy kèm qua video đã bị loại bỏ khi GoStudent tập hợp nguồn lực của mình vào AI và VR. Cô nói: “Họ muốn đưa VR vào trường học, nhưng các giáo viên không đồng ý với ý tưởng đó. Ai sẽ mua chúng? Ai sẽ bảo trì chúng?".

Tuy nhiên, một người trong cuộc khác cho biết “trò chơi AI” của GoStudent đã thổi sức sống mới vào công ty bằng cách khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Trong thế giới khởi nghiệp, “di chuyển nhanh và tạo ra đột phá” là câu thần chú cốt lõi.

Theo Business Insider

Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên