MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một thị xã sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang vào năm 2023

02-02-2024 - 12:16 PM | Bất động sản

Một thị xã sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang vào năm 2023

Đây sẽ là thành phố thứ 3, bên cạnh thành phố Long Xuyên, Châu Đốc của tỉnh An Giang.

Mới đây, tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; có kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dược liệu ứng dụng công nghệ cao. Đây sẽ là trung tâm du lịch sinh thái của vùng; đầu mối giao thương, hợp tác với Vương quốc Campuchia; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu;...

Cụ thể về mục tiêu kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 7%/năm. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 20,0%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 25,0%; khu vực dịch vụ khoảng 50,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 5,0%. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 157 triệu đồng; kinh tế số đạt trên 20% GRDP.

Đến năm 2050, An Giang là tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững; là đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ của vùng với thị trường Campuchia và các nước khu vực ASEAN; bản sắc văn hóa thống nhất trong đa dạng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh và mang đậm văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.

Để thực hiện mục tiêu, An Giang đề ra phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội gồm 3 vùng kinh tế - xã hội và 3 hành lang kinh tế.

Về ba vùng kinh tế - xã hội có vùng trung tâm là vùng kinh tế động lực của tỉnh, bao gồm thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn; vùng kinh tế - xã hội phía Đông bao gồm thị xã Tân Châu và các huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới; vùng kinh tế - xã hội phía Tây bao gồm thành phố Châu Đốc là trung tâm và thị xã Tịnh Biên, các huyện Tri Tôn, Châu Phú. 

Về 3 hành lang kinh tế, bao có hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên nằm dọc theo cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là hành lang kết nối tỉnh An Giang với cảng biển Trần Đề và các tỉnh, thành phố trong vùng. Hành lang thứ hai là biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu (thuộc hành lang biên giới từ tỉnh Long An đến tỉnh Kiên Giang): Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với hình thành các đô thị biên giới, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cuối cùng, hành lang dọc sông Tiền - sông Hậu là không gian nằm theo trục giao thông quốc lộ 91, quốc lộ 80B và tuyến vận tải thủy (tuyến sông Mê Kông) kết nối với hành lang biên giới.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 27 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại III, 12 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. Trong đó đến năm 2030, thị xã Tân Châu đạt đủ tiêu chí đô thị loại III và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Sau năm 2030, Tân Châu sẽ phấn đấu đạt tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại II.

Theo quy hoạch, thị xã Tân Châu cũng là một trong các đô thị động lực của tỉnh An Giang. Thị xã Tân Châu là đô thị động lực phía Bắc của tỉnh, tập trung phát triển về kinh tế biên giới: thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu mối giao thương quốc tế tại cửa khẩu Vĩnh Xương.

Ngoài ra, An Giang còn có các đô thị động lực khác như Thành phố Châu Đốc là đô thị xanh, hiện đại; là trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch cấp quốc gia gắn với quốc phòng - an ninh, tạo động lực hỗ trợ các huyện vùng Bảy Núi phát triển.

Thị xã Tân Châu là đô thị động lực phía Bắc của tỉnh, tập trung phát triển về kinh tế biên giới: thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu mối giao thương quốc tế tại cửa khẩu Vĩnh Xương.

Thị xã Tịnh Biên là đô thị biên giới của tỉnh, đầu mối giao thương quốc tế qua cửa khẩu Tịnh Biên, liên kết chặt chẽ với tuyến hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên và hành lang biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu; là trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Các đô thị còn lại đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội các đơn vị hành chính cấp huyện.

Thùy Trang

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên