MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một tỉnh "đất chật, người đông" sẽ có cảng biển lấn biển, đô thị lấn biển

Hiện, tỉnh đã tương đối đồng bộ hạ tầng, có sự chuyển biến căn bản về thu hút đầu tư và đang nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư.

Một tỉnh "đất chật, người đông" sẽ có cảng biển lấn biển, đô thị lấn biển - Ảnh 1.

Cảnh bình minh trên biển Đồng Châu. Ảnh: Internet

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển. Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ.

Ba con sông lớn bao quanh, được thông nguồn với gần 70 km con sông lớn nhỏ, mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và lại một chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình còn nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thái Bình là một tỉnh "đất chật, người đông", quy mô diện tích khá nhỏ (chiếm 0,48% diện tích cả nước), xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước.

Hiện tỉnh Thái Bình đã tương đối đồng bộ hạ tầng, có sự chuyển biến căn bản về thu hút đầu tư và đang nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư; đang tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương về đầu tư phát triển.

Một tỉnh "đất chật, người đông" sẽ có cảng biển lấn biển, đô thị lấn biển - Ảnh 2.

Thái Bình sẽ có cảng biển lấn biển, đô thị lấn biển

Mới đây, Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu bật lên được các động lực phát triển mới, mở ra không gian mới để tỉnh Thái Bình phát triển bứt phá trong thời kỳ tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận Thái Bình là tỉnh đi sau, xuất phát điểm thấp, có nhiều cơ hội khai thác dư địa để phát triển hiệu quả trong thời gian tới.

Thái Bình cũng có những nền tảng căn bản để phát triển trong giai đoạn tiếp theo; là "quê hương năm tấn" nên trong những năm tới, tỉnh tiếp tục có kế hoạch để nâng tầm giá trị ngành nông nghiệp, hệ thống dịch vụ hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối của tỉnh đang và sẽ tiếp tục được đầu tư đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh.

Trên cơ sở những lợi thế nền tảng vốn có, quy hoạch tỉnh Thái Bình đưa ra định hướng, mục tiêu phấn đấu, quyết tâm, khát vọng vươn lên để sánh vai với các tỉnh trong khu vực.
Theo đó, quy hoạch tỉnh xác định 3 khâu đột phá, 4 trụ cột tăng trưởng, 5 nền tảng và 6 quan điểm phát triển; trong đó có những định hướng mới mang tính chiến lược, đột phá như xây dựng khu công nghiệp y dược, xây dựng cảng biển lấn biển, phát triển năng lượng, điện khí, điện gió và phát triển các ngành dịch vụ mới, chất lượng cao. Cùng với đó, tỉnh chuẩn bị các hệ điều kiện để thực hiện phương án lấn biển, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình đưa ra mục tiêu phát triển là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người, kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Trong đó, Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng. Các khu công nghiệp, đô thị từng bước phát triển theo hướng sinh thái, xanh.

Nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế và môi trường. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Văn hóa - xã hội được chú trọng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Xây dựng Khu kinh tế thành khu vực động lực phát triển của tỉnh. Tỉnh tận dụng lợi thế vùng biển để phát triển một số lĩnh vực có vai trò động lực như: Cảng biển; năng lượng (điện khí, điện gió); công nghiệp, đô thị lấn biển.

Đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường được đảm bảo. Các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thể chế quản trị kinh tế, xã hội hiện đại, năng động, có khả năng thích ứng cao dựa trên thu hút hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo của người dân, doanh nghiệp đóng góp vào phát triển.

Một tỉnh "đất chật, người đông" sẽ có cảng biển lấn biển, đô thị lấn biển - Ảnh 3.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.095 tỷ đồng, tăng 7,77% so với 6 tháng năm 2022, cao hơn bình quân cả nước, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 26.772 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,04% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 13.009 tỷ đồng, đạt 62% so với dự toán, trong đó, thu nội địa ước đạt 3.375 tỷ đồng, giảm 30,1%; thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 1.050 tỷ đồng, giảm 44,4. Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7.688 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Tỉnh có 25 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 19.100 người được giải quyết việc làm mới, đạt 55,6% kế hoạch năm; thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho gần 4.200 lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 18.490 người.

Pha Lê

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên