MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ

08-04-2021 - 09:17 AM | Sống

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ

Tục ngữ nói “Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời”, nhưng ở Trung Quốc lại có một gia tộc, đồng thời cũng là gia tộc duy nhất của đất nước này giàu qua 17 đời, gia tộc này có hơn 1000 căn nhà ở Thượng Hải, và con cháu đời sau của họ đều học ở Harvard.

Gia tộc tạo nên kì tích này có tên gọi là "Gia tộc Bối thị", so với gia tộc Kennedy ở Mỹ, gia tộc này có lẽ ít được biết tới hơn, tuy nhiên, trong gia tộc này có một nhân vật vô cùng nổi tiếng trên thế giới, ông là người mà bất cứ ai trong giới kiến trúc đều biết mặt chỉ tên, ông chính là Bối Dật Minh, hay Ieoh Ming Pei, ông là một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỉ 20, ông được trao tặng giải thưởng Pritzker vào năm 1983.

Giai đoạn giữa triều đại nhà Minh, thế hệ tổ tiên đầu tiên của dòng họ Bối, ông Bối Lan Đường đã chuyển từ Hàng Châu sang Tô Châu sinh sống, ban đầu ông hành nghề y. Nhờ sự chăm chỉ cần mẫn của mình, Bối Lan Đường nhanh chóng giúp công việc kinh doanh của gia tộc ngày càng trở nên phát đạt hơn, tới khoảng những năm giữa thời Càn Long, dựa vào công việc buôn bán thuốc phát đạt, Bối Lan Đường trở thành 1 trong 4 hộ giàu có nhất vùng Tô Châu.

Các thế hệ nhà họ Bối sau này cũng không giống như các cậu ấm cô chiêu của các gia tộc khác, mỗi một thế hệ đều có một tầm nhìn và sự nhạy bén vô cùng chính xác trong kinh doanh, họ xem sản nghiệp y dược là cái vốn để từ đó đầu tư ra nhiều lĩnh vực khác nhau, dần dần khuếch đại tầm ảnh hưởng của họ Bối trên các lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ có y dược.

Sau nhiều thế hệ kế thừa, gia tộc họ Bối trở thành một gia tộc lớn. Trên thực tế, vì chiến tranh, vì môi trường trong nước mà gia tộc họ Bối cũng từng trải qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những năm mới bắt đầu, nhưng con cháu họ Bối, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình đã giúp gia tộc phục hồi và ngày càng mở rộng. Trong xã hội hiện đại, Bối Nhuận Sinh, Bối Lý Thái, đồng thời là thế hệ thứ 13 của gia tộc họ Bối là hai cái tên nổi bật nhất.

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ - Ảnh 1.

Từ đường Bối gia

Bối Nhuận Sinh là ông chú của kiến trúc sư nổi tiếng Bồi Dật Minh, ông là một trong bốn "ông vua thuốc màu" vô cùng nổi tiếng tại Bến Thượng Hải lúc bấy giờ. Trước đó cũng từng phải sống trong cảnh nghèo khó trong những năm đầu, nhưng với óc kinh doanh và cái nhìn độc đáo được thừa hưởng từ tổ tiên trong nhiều thập kỷ, cộng với một tầm nhìn doanh nghiệp xa rộng, Bối Nhuận Sinh đã nhanh chóng tích lũy được một số lượng lớn của cải, ngay cả trong "Thế chiến thứ nhất", ông cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội và chuyển đổi ngoạn mục từ "làm giàu" sang "bạo phú."

Người có tiền đều thích đi mua nhà mua đất, Bối Nhuận Sinh cũng không phải ngoại lệ, bất động sản lúc bấy giờ là một lĩnh vực vô cùng hot, Bối Nhuận Sinh thấy được viễn cảnh tươi sáng nên đã đem rất tiền tiền đầu tư vào lĩnh vực này ở Thượng Hải. "Sư Tử lâm", khu vườn cảnh đồng thời cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia ở Tô Châu, Trung Quốc từng là một trong những tài sản của nhà họ Bối (sau này đã được tặng lại cho nhà nước), không chỉ ở Tô Châu, theo các báo cáo liên quan, kể từ những năm 1920, Bối Nhuận Sinh đã tích cực tích lũy tài sản, khi đó, dù đất ở Thượng Hải là tấc đất tấc vàng, nhưng Bối Nhuận Sinh lại sở hữu khoảng 1000 căn ở đó, có thể thấy Bối Nhuận Sinh khi đó giàu có ra sao, chính thành tựu của Bối Nhuận Sinh đã đẩy sự nghiệp phát triển của họ Bối lên một bước nữa.

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ - Ảnh 2.

"Sư Tử lâm", một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia ở Tô Châu, Trung Quốc từng là một trong những tài sản của nhà họ Bối

Một người cũng tài giỏi không kém khác đó chính là Bối Lý Thái, nếu Bối Nhuận Sinh được gọi là "vua thuốc màu", "vua bất động sản", thì Bối Lý Thái được mệnh danh là "vua tài chính", ông chính là ông nội của kiến trúc sư Bối Dật Minh. Bối Lý Thái là nhà tài chính sớm nhất ở Trung Quốc, là một trong những người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại và Tiết kiệm Thượng Hải. Ông cũng là người xúc tiến việc thành lập Cơ quan Du lịch Trung Quốc. Ai cũng biết rằng tài chính là ngành mang lại rất nhiều lợi nhuận, và gia đình của Bối Lý Thái được mệnh danh là "Gia tộc tài chính", bởi vì lẽ người con trai và 4 cháu trai của ông đều tham gia vào ngành này, đặc biệt là bố của Bối Dật Minh, ông Bối Tổ Di.

Năm 1946, ông giữ chức chủ tịch ngân hàng trung ương Trung Quốc và được mệnh danh là "người khổng lồ tài chính", điều này cho thấy sự nhạy bén kinh tế xuất chúng của ông. Trong số các hậu duệ của Bối Lý Thái, Bối Dật Minh có lẽ là người nổi tiếng nhất. Tài năng thiết kế của ông được nhiều người biết đến và nổi tiếng quốc tế. Viện bảo tàng Louvre, Paris; Bảo tàng Tô Châu, Bảo tàng Nghệ thuật Miho ở Nhật Bản và rất nhiều công trình quốc tế khác đều là những kiệt tác của ông Bối Dật Minh. Ông đã giành được rất nhiều giải thưởng về kiến ​​trúc trong suốt cuộc đời của mình. Ông thậm chí còn được mệnh danh là "bậc thầy cuối cùng của kiến ​​trúc hiện đại", ngay cả giới kiến ​​trúc Mỹ cũng gọi năm 1979 là "Năm của Bối Dật Minh", sự phát triển từ "nhánh" thế hệ Bối Lý Thái cũng thúc đẩy ảnh hưởng xã hội của gia tộc họ Bối.

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ - Ảnh 3.

Bối Dật Minh, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới

Dòng họ Bối ngày nay luôn được biết đến là dòng họ khá bình dị, khiêm nhường, con cháu trong nhà vẫn rạng ngời khắp các tầng lớp xã hội.

Một trong những lý do quan trọng để gia tộc họ Bối giàu có suốt 17 đời là con cháu của họ phải vào học ở Harvard. Như chúng ta đã biết, Đại học Harvard của Mỹ là trường đại học hàng đầu thế giới, những người vào được Đại học Harvard phải là người có đầu óc, trí tuệ và khả năng, vào Đại học Harvard cũng thúc đẩy hơn nữa việc mở rộng các lĩnh vực kiến ​​thức và nâng cao các khả năng khác nhau.

Dù làm ngành gì hay sinh sống ở đâu thì con cháu họ Bối cũng đều có một điểm chung là đều đã học Đại học Harvard, đó là lý do tại sao dân gian hay nói đùa rằng mang họ Bối là phải đi học Harvard. Một nền giáo dục tri thức rất quan trọng đối với sự kế thừa của dòng họ Bối vĩ đại.

Một trong những gia tộc hiếm hoi giàu quá 17 đời: có 1000 ngôi nhà ở Thượng Hải, đời sau đều vào Harvard, nhưng không bao giờ khoe mẽ - Ảnh 4.

Một trong những bức ảnh hiếm hoi về thế hệ Bối gia ngày xưa

So sánh những gia tộc biến mất trong vòng 3 thế hệ, có thể thấy rằng, sự kế thừa của dòng họ không nằm ở việc tiền bạc của gia đình đó nhiều ra sao, mà nằm ở nền nếp gia phong của cả dòng họ. Gia phong tốt, con cháu sẽ nghiêm túc nhìn người đi trước mà học hỏi, một nền giáo dục tri thức tố chất cao cũng sẽ giúp con cháu phát triển năng lực, chứ không phải cứ làm thật nhiều rồi vứt tiền cho con cháu ăn chơi phá phách. Dòng họ Bối đặt danh dự gia tộc lên đầu, khắc kỉ phục lễ, một gia phong tốt như vậy ắt bồi dưỡng ra được những thế hệ sau ưu tú, tài sản sẽ càng tích lũy càng nhiều.

Theo Alexx

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên