Một tỷ người trên thế giới sẽ chết nếu kịch bản tồi tệ này xảy ra
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang tạo ra một sự kết hợp mới giữa nhiệt và độ ẩm, thứ có thể đe dọa sự sống của hàng tỷ người.
- 12-11-2021Cách kiếm và tiêu tiền của nữ triệu phú Dubai chuyên lái thử xe 'độc' trên thế giới
- 12-11-2021Chuyên gia chỉ ra các nhóm cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư chống đỡ, thậm chí kiếm lời từ lạm phát
- 12-11-2021Tỷ phú Mỹ: 'Những người kiếm được 400.000 USD/năm không phải là giàu có!'
Theo một nghiên cứu được công bố tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, một tỷ người sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt cực độ nếu trái đất nóng lên thêm 2 độ C.
Nghiên cứu của cơ quan khí tượng quốc gia Anh Met Office cảnh báo rằng mức tăng 2 độ C có thể khiến chỉ số kết hợp của nhiệt và độ ẩm tăng gấp 15 lần. Điều này sẽ đe dọa đến cả tỷ người trên khắp hành tinh.
Theo nghiên cứu được công bố tại COP26 ở Glasgow, mức tăng 4 độ C đồng nghĩa với việc gần một nửa dân số thế giới sẽ sống trong các khu vực bị ảnh hưởng.
Met Office sử dụng một chỉ số kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm, được gọi là nhiệt độ bầu ướt, để đánh giá nguy cơ sốc nhiệt. Theo Andy Hartley - người dẫn đầu về tác động khí hậu tại Met Office, một khi chỉ số này vượt qua 32 độ C, con người phải đối mặt với rủi do lớn ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, đặc biệt là những người lao động chân tay ngoài trời.
Nghiên cứu bắt nguồn từ dự án Helix do EU tài trợ. Dự án này cũng lập ra các bản đồ hạn hán, an ninh lương thực, lũ lụt và nguy cơ cháy rừng. Theo người dẫn đầu dự án - Richard Betts, các nước nhiệt đới bao gồm Brazil và Ethiopia là những nước có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực trên thế giới.
Betts cho biết: "Mức nhiệt tăng càng cao, rủi ro ảnh hưởng đến cuộc sống con người ngày càng nghiêm trọng và lan rộng". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng con người có thể tránh được một số mối nguy nếu nhanh chóng thực hiện những hành động nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ.
Hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là mục tiêu chính của các cuộc đàm phán về khí hậu năm nay. Trong đó, việc "giữ ở mức 1,5 độ C" trở thành một phương châm không chính thức. Theo Andy Wiltshire, người đứng đầu hệ thống trái đất và khoa học giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Met Office, nếu không có hành động nhanh chóng, các tác động khí hậu có thể tạo ra "một viễn cảnh kinh hãi của tương lai".
Wiltshire nói: "Biến đổi khí hậu nghiêm trọng sẽ gây ra nhiều tác động và một số khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chúng ta cần phải giảm phát thải nhanh chóng nếu muốn tránh những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu khắc nghiệt".
Theo Bloomberg