Mothercare đóng cửa toàn bộ các cửa hàng ở Anh, hàng nghìn người xếp hàng dài để săn đồ giảm giá
Tập đoàn Mothercare toàn cầu cho biết đã xem xét lại hoạt động kinh doanh ở Anh và nhận thấy sẽ "không thể quay trở lại mức có lãi", nhưng cũng bổ sung thêm rằng công ty mẹ vẫn đang có lãi bất chấp những khó khăn mà họ gặp phải ở Anh.
- 21-11-2019Cuộc cách mạng không tưởng trong lĩnh vực bán lẻ: Amazon vừa tuyên bố họ muốn giao mọi sản phẩm mà khách hàng đặt mua trong vòng 30 phút!
- 12-11-2019Sinh sau đẻ muộn nhưng ngày lễ mua sắm do Alibaba khởi xướng đã vượt mặt cả Black Friday và Cyber Monday, thay đổi không chỉ ngành bán lẻ Trung Quốc mà cả thế giới
- 11-11-2019Bí quyết sinh tồn của chuỗi bán lẻ gần 120 năm tuổi trong thời đại internet: Không có thứ gọi là "bán hàng đa kênh", cách tốt nhất là làm cho khách hàng cảm thấy muốn gì được nấy!
Đầu tháng 11, chuỗi cửa hàng chuyên về đồ mẹ và bé Mothercare đã thông báo kế hoạch đặt mảng kinh doanh ở Anh vào tình trạng bị giám sát (go into administration), khiến 2.500 việc làm có nguy cơ biến mất.
Khi các cửa hàng kinh doanh thua lỗ, họ sẽ phải vay mượn để duy trì hoạt động. Khi không thể hoàn trả nợ hay không thể vay được nữa, sẽ có một đội đặc biệt tiếp quản hệ thống cửa hàng với nhiệm vụ chính là cứu công ty khỏi cảnh phá sản. Tình cảnh đó gọi là "go into administration".
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Mothercare UK thua lỗ 36,9 triệu bảng. Công ty hiện đang sử dụng 500 lao động toàn thời gian và có 2.000 nhân viên bán thời gian ở Anh.
Tập đoàn Mothercare toàn cầu cho biết đã xem xét lại hoạt động kinh doanh ở Anh và nhận thấy sẽ "không thể quay trở lại mức có lãi", nhưng cũng bổ sung thêm rằng công ty mẹ vẫn đang có lãi bất chấp những khó khăn mà họ gặp phải ở Anh.
Trên toàn cầu, các cửa hàng Mothercare được kinh doanh theo mô hình nhượng quyền với 1.000 cửa hàng tại 50 quốc gia.
Sau thông báo Mothercare UK thông báo đóng cửa hôm 8/11, nhiều người đã tới các cửa hàng Mothercare ở Cardiff và Swansea để những món đồ được giảm giá 10 - 20%.
Đây là quãng thời gian khó khăn đối với các thương hiệu bán lẻ ở Anh. Theo số liệu từ KPMG, 44 nhà bán lẻ đã rơi vào tình trạng "administration" chỉ trong 6 tháng kết thúc vào tháng 9 vừa qua, trong đó có những cái tên nổi tiếng như chuỗi cửa hàng đồ chơi Toys R' Us, các chuỗi thời trang và phụ kiện Karen Millen, LK Bennett, Links of London, công ty du lịch Thomas Cook...
Tâm lý lo ngại của người tiêu dùng và xu hướng mua sắm online đã gây ra rất nhiều áp lực cho các nhà bán lẻ.
Tham khảo Independent, Daily Mail