MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua 200 căn nhà đổ nát giá 17 triệu đồng/căn nhưng không phải để ở, người đàn ông thu lợi nhuận 75 tỷ đồng/năm theo cách không tưởng

21-04-2023 - 08:21 AM | Sống

Khi mua những căn nhà đổ nát ở vùng hẻo lánh, nhiều người thắc mắc bởi họ không hiểu trong đó có kho báu gì mà người đàn ông này mua đến 200 căn. Thậm chí anh còn bỏ thêm tiền để cải tạo. Tuy nhiên, sau khi nhà được hoàn thiện lại không dành để ở.

Làm đủ nghề để thoát nghèo

Ngô Minh sinh ra và lớn lên ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong một gia đình nghèo. Thu nhập cả gia đình anh chủ yếu dựa vào vài mảnh ruộng. Trong ký ức của Ngô Minh, tuổi thơ là những vị đắng bởi "ăn không đủ no, mặc không đủ ấm". Có lẽ khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với anh là mỗi dịp Tết đến bởi được mẹ "chiêu đãi" món thịt lợn gác bếp. Trong trí nhớ của anh, đây là cơ hội duy nhất trong năm cả nhà được ăn thịt. 

Tuy nhiên khi Ngô Minh 17 tuổi, mẹ anh bị bệnh nặng rồi qua đời. Là anh cả, Ngô Minh biết rằng mình cần tạo dựng sự nghiệp để đưa gia đình thoát nghèo. Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông, anh rời quê hương để lên thành phố làm việc. Anh đi lên từ công việc chạy bàn, đến lái xe buýt rồi mở nhà hàng. Sau hàng chục năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng Ngô Minh cũng tích góp được khoảng 6 triệu NDT. 

Sau đó anh kết hôn và cùng vợ mở nhà hàng của riêng mình tại một thị trấn của Tương Tây, Trung Quốc và tìm thấy cơ hội kinh doanh lớn từ đâu. Trong quá trình phát triển nhà hàng, anh nhận ra thực khách tại khu vực này thích món thịt lợn gác bếp. Vợ chồng Ngô Minh cũng nhập loại này về để phục vụ khách.

photo-1682010151268

Tuy nhiên, sau một thời gian, anh nhận ra những nhà cung cấp thịt lợn gác bếp thường không giao hàng đúng hẹn, đôi khi còn tăng giá đột biến với nhiều lý do. Chính điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng bị ảnh hưởng lớn. 

Lúc này, Ngô Minh nhận ra nhu cầu nhập loại thịt này của các nhà hàng luôn lớn vậy tại sao mình không tự sản xuất. Khi làm chủ được quy trình sản xuất anh sẽ giúp nhà hàng của mình ổn định nguồn cung đồng thời có thể bán lại cho các doanh nghiệp khác. 

Mua nhà chỉ để treo thịt 

Năm 2016, anh quyết định về quê để thực hiện sản xuất thịt lợn gác bếp. Tuy nhiên điều Ngô Minh mong muốn ở sản phẩm của mình là phải được làm thủ công theo công thức truyền thống thay vì sử dụng máy. 

photo-1682010156035

Muốn làm thịt lợn gác bếp ngon, đòi hỏi nhà sản xuất phải có nguồn thịt heo đen chất lượng. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, quê hương anh không còn ai nuôi loại lợn này. Để đáp ứng được quá trình sản xuất, anh đành phải học cách nuôi lợn. Theo quan điểm của Ngô Minh, chỉ cần có thịt lợn tốt, mọi bước tiếp theo không thành vấn đề. 

Một năm sau khi bắt đầu nuôi, đàn lợn của anh đã đủ điều kiện xuất chuồng. Lúc này, anh háo hức thực hiện theo công thức được các bậc thầy trong làng truyền lại. Sau hơn 2 tháng chế biến và phơi sấy, Ngô Minh nhận được tin dữ, mẻ thịt đầu tiên đã hỏng hết.

Điều này khiến anh bắt đầu tự đặt câu hỏi liệu tay nghề của những người truyền công thức này có gì không ổn. Anh cũng mời thêm một số chuyên gia ẩm thực khác về làm nhưng kết quả vẫn không như ý muốn. Những mẻ thịt liên tiếp bị đổ đi khiến vợ chồng Ngô Minh nản lòng. Song anh không phải là một người dễ dàng bỏ cuộc như vậy. 

Vào một buổi tối, khi đang lang thang trong làng lúc này anh nhìn thấy có người đang hun thịt trong nhà gỗ trong nhà gỗ. Ngay lập tức, anh như được thức tỉnh. Sau đó, Ngô Minh chợt nhớ ra hương vị món thịt xông khói mà trước đây mẹ anh làm ngon đến như vậy là nhờ được treo trên xà nhà thoáng gió để hun khói. Còn bây giờ, anh hun trong xưởng kín, chả trách có sự khác biệt lớn về hương vị. 

Từ đây, Ngô Minh bắt đầu tìm mua những ngôi nhà gỗ đổ nát ở trên núi để làm nơi hun thịt. Vì căn nhà đã xuống cấp lại nằm ở nơi hẻo lánh nên giá rẻ bất ngờ. Mỗi căn, anh chỉ mua lại với giá 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng). Không chỉ một, anh còn bỏ tiền để mua 200 ngôi nhà đổ nát như vậy. Sau khi sở hữu, anh còn chi thêm mỗi căn nhà khoảng 100.000 NDT để gia cố kèo cột thêm chắc chắn.

photo-1682010159977

Khi mỗi căn nhà hoàn thiện, anh chỉ cần ướp thịt, nướng và hun thịt trong những nhà gỗ đó khoảng 60 ngày là có thể bán được. Năm 2017, Ngô Minh sản xuất thành công thịt lợn gác bếp truyền thống này với giá 68 NDT/kg (khoảng 232.000 đồng. Lúc này, vợ chồng anh vô cùng tự tin mang thịt heo gác bếp lên Thượng Hải bán nhưng trong tháng đầu tiên rất ít người đến đặt hàng. 

Ngay khi, vợ chồng anh nản lòng, một đầu bếp do người bạn giới thiệu đã giúp anh đưa món thịt lợn hun khói đến với nhiều người. Để thuyết phục đầu bếp này, Ngô Minh đã dẫn anh ta trực tiếp đến thăm những căn nhà anh mua lại dùng để hun thịt. Sau 15 lần khảo sát, cuối cùng, vị đầu bếp này cũng quyết định lựa chọn nguồn thịt của anh làm nguyên liệu cho nhà hàng nổi tiếng. 

Nhờ danh tiếng và sự tin tưởng của vị đầu bếp này, thương hiệu thịt heo đặc trưng của vợ chồng Ngô Minh được nhiều chủ nhà hàng biết và tìm mua. Cuối năm 2017, doanh thu từ việc bán thịt lợn hun khói của gia đình anh là 6 triệu NDT. 

photo-1682010162367

Từ đây, anh bắt đầu vận động bà con nuôi giống lợn đen và cam kết đảm bảo đầu ra. Sau khi bỏ vốn hỗ trợ bà con, không chỉ giúp họ có việc làm, nguồn thịt sản xuất của anh cũng được ổn định. Năm ngoái, doanh thu từ việc bán thịt hun khói của vợ chồng Ngô Minh là 22 triệu NDT (75 tỷ đồng).

Có thể thấy trên con đường khởi nghiệp của Ngô Minh, ngoài khả năng nhanh nhạy, sử dụng tài nguyên lãng phí và tiếp thu nghề truyền thống là điều quan trọng giúp anh thắng lớn. 

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên