MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua, bán sầu riêng: Các DN "đánh nhau" và tự thua trên sân nhà

11-09-2023 - 16:14 PM | Doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, cho rằng việc tranh mua, tranh bán sầu riêng diễn ra thường xuyên, các DN trong nước đang "đánh nhau" và tự thua trên sân nhà

Phát biểu tại Diễn đàn "Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam", do Báo Nông nghiệp Việt Nam - đơn vị thường trực Tổ diễn đàn Kết nối nông sản 970 chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đắk Lắk và Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, tổ chức sáng 11-9, ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, cho biết chưa an tâm về tính bền vững trong công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng.

Mua, bán sầu riêng: Các DN đánh nhau và tự thua trên sân nhà - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hữu Chiến phát biểu tại diễn đàn

Theo ông Chiến, một số đơn vị đứng chủ mã số vùng trồng nhưng chưa mua được sản phẩm từ mã số. Tuy nhiên, từ các mã vùng trồng này, một số đơn vị vẫn làm thủ tục xuất khẩu bình thường. Thứ hai, những mã số vùng trồng được làm chuẩn như nhật ký ghi chép, theo dõi, giám sát sinh vật gây hại có giá bán ngang bằng, thậm chí thấp hơn những đơn vị khác. Thứ ba, theo ông Chiến, việc tranh mua, tranh bán sầu riêng diễn ra thường xuyên, các doanh nghiệp trong nước đang "đánh nhau" và tự thua trên sân nhà.

Do các vấn đề trên, nên các thành viên HTX Tân Lập Đông mới chỉ đồng ý bán khoảng 20% sản lượng trong tổng số 1.400 tấn. Cùng với đó, HTX vấp phải tình trạng rất nhiều thương lái đến hỏi mua sầu riêng mà không quan tâm đến mã số vùng trồng. "Tôi hỏi tại sao sản phẩm đi xuất khẩu mà không quan tâm đến mã số, họ vỗ vai nói là việc mua bán mã số vùng trồng giờ quá đơn giản" - ông Chiến bức xúc.

Mua, bán sầu riêng: Các DN đánh nhau và tự thua trên sân nhà - Ảnh 3.

Ông Lê Anh Trung phát biểu tại diễn đàn

Thông qua diễn đàn, ông Chiến đề nghị các cơ quan quản lý kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, bởi có những đơn vị "không cần làm gì" vẫn tham gia vào chuỗi cung ứng. Cụ thể, DN trả giá nào, họ sẵn sàng trả cao thêm 2 giá (2.000 đồng/kg) để mua từ người dân.

Nêu thực trạng của ngành hàng sầu riêng tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên, ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding (TP HCM), cho biết doanh nghiệp này liên kết sản xuất với người nông dân, trong đó có chính sách đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mã số vùng trồng, hỗ trợ vốn 50 triệu đồng/ha. "Trải qua các vùng miền Tây, miền Đông lên Tây Nguyên, kế hoạch liên kết thất bại hoàn toàn và DN đang phải đi thu hồi vốn hỗ trợ cho nông dân" - ông Trung nói.

Mua, bán sầu riêng: Các DN đánh nhau và tự thua trên sân nhà - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Hữu Chiến cho rằng việc tranh mua, tranh bán sầu riêng diễn ra thường xuyên, các DN trong nước đang "đánh nhau" và tự thua trên sân nhà

Theo ông Trung, Tập đoàn Vạn Hòa Holding có hợp đồng bao tiêu liên kết với nông dân trước khi thu hoạch 15-20 ngày, nhưng trước đó 2 tháng các thương lái, "cò" đất ồ ạt xuống các vườn để chốt, cọc gây phân tâm cho người nông dân. Nếu giá thuận tự nhiên, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường, nhưng khi giá xuống, thương lái, "cò" đất sẽ đề nghị xuống giá.

"Cuối cùng nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi", ông Trung nêu vấn đề và cho biết trong quá trình Tập đoàn thu hồi vốn, 40% người nông dân hiểu vấn đề, mong công ty tiếp tục hợp tác, song chính sách liên kết thất bại sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư.

Văn Duẩn

Người lao động

Từ Khóa:
Trở lên trên