Mua căn nhà 107 năm tuổi rồi dành 1,5 năm để sửa chữa nhưng xứng đáng
Sau thời gian cải tạo, cặp đôi cho rằng đây là khoản đầu tư xứng đáng trên khía cạnh tiền bạc lẫn thời gian.
- 25-05-2023Vợ chồng trẻ xoay xở khi lần đầu gánh nợ mua nhà
- 24-05-20233 bài học vợ chồng trẻ rút ra sau khi hối tiếc vì mua nhà
- 23-05-2023Mua nhà dần trở thành ước mơ xa xỉ tại quốc gia này: Bài toán gom tiền mua đứt hay đi thuê vẫn chưa có lời giải
Trong quá trình tìm kiếm nhà, cặp đôi Paige Baratta và Tripp Simmons ở Mỹ đã tình cờ thấy một ngôi nhà ở vị trí và có kiểu khung nhà mà họ cùng yêu thích - chỉ có điều nó cần phải cải tạo khá nhiều nếu muốn sử dụng.
"Một trong những điều khiến chúng tôi cân nhắc lựa chọn mua nhà cũ là vì những ngôi nhà mới trong khu vực chúng tôi muốn mua có giá khá cao". Theo Paige Baratta, ngôi nhà cũ mà họ mua rộng gấp đôi so với những ngôi nhà khác cùng mức giá. Cặp đôi cảm thấy đây là một thứ đáng để đầu tư.
Paige Baratta và Tripp Simmons đã quyết định mua lại ngôi nhà xuống cấp này với giá 320 nghìn đô la (khoảng 7,5 tỷ đồng) vào tháng 10 năm 2020. Sau đó, để tiết kiệm tiền bạc. Paige Baratta và Tripp Simmons đã dành 1,5 năm tiếp theo để tự cải tạo tài sản. Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1915 và chủ nhà - người đã sống từ những năm 60 - không quá giữ gìn nên tình trạng căn nhà khá tệ.
Cặp đôi bắt đầu cải tạo ngôi nhà vào ngày họ nhận được chìa khoá từ chủ nhà cũ. Trước đây, vì đã có kinh nghiệm cải tạo nhà do vậy họ hiểu rõ quy trình những công việc cần làm. Sau 1 năm rưỡi sửa chữa ngôi nhà, cặp vợ chồng đã hoàn thành hầu hết các công việc cải tạo và đặt tên cho ngôi nhà mới của họ là Mahogany Mansion.
Paige Baratta ước tính họ đã chi khoảng 80 nghìn đô la (gần 1,9 tỷ đồng) cho việc cải tạo, con số khá thoải mái trong ngân sách 100 nghìn đô la (hơn 2,3 tỷ đồng) cặp đôi đã đề ra trước đó. "Chúng tôi đã tự mình làm nhiều việc hơn so với dự kiến ban đầu, một phần là vì đại dịch và tình trạng thiếu lao động".
Căn nhà được trang trí nội thất theo phong cách "grandmillennial", đặc trưng bởi màu sắc đậm, hoa văn và đồ nội thất tiết kiệm. Hầu hết đồ nội thất và đồ trang trí trong nhà đều là những món đồ cặp đôi mua được từ các cửa hàng đồ cổ và đồ cũ.
Nhìn lại trải nghiệm của bản thân, Paige Baratta rút ra được một bài học lớn từ kinh nghiệm của mình. Cô cho rằng mua nhà cũ rồi chi tiền cải tạo, tham gia vào phần lớn công đoạn sửa chữa sẽ giúp tiết kiệm hơn rất nhiều. Hơn bất cứ điều gì, Paige Baratta cho biết cô rất biết ơn vì đã có cơ hội cùng chồng cải tạo nhà. "Điều đó giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn vì cùng làm việc nhóm rất nhiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng góp phần bảo tồn căn nhà cũ xinh xắn này", cô nói thêm.
Trí thức trẻ