Mua đất rừng giá rẻ như cho, người đàn ông giàu sụ từ tiền đền bù trả đều đặn hàng năm: Ngồi không đếm cột điện nhân thành tiền cũng đủ sống
Mỗi một cột điện được dựng trên ngọn núi thuộc sở hữu của người đàn ông này đều được công ty điện lực chi trả tiền tính theo năm. Sở hữu hơn 1000 ngọn núi, số tiền thu về đã giúp anh đổi đời.
- 12-04-2023Bán nhà 3 tỷ đồng, vay nóng tín dụng vì muốn “giàu nhanh từ chứng khoán”: Chưa đầy 2 năm tôi mất trắng, gia đình ly biệt, bố mẹ từ mặt
- 11-04-2023Mua mảnh đất 6ha giá 8,5 triệu USD nhưng chỉ bán lại với 1 USD: Tưởng "điên dồ" hoá ra là cả một kế hoạch thu lãi của gia tộc giàu có khét tiếng
- 10-04-2023Đem 19 tỷ đồng trúng số mua đất, người đàn ông tìm được cả kho báu trong một khoảnh khắc
Mỗi khi nhắc đến đầu tư, đa phần người Nhật Bản nghĩ đến cổ phiếu đầu tiên. Tuy nhiên sau khi dịch Covid-19 bùng phát, một phương thức đầu tư mới trở nên phổ biến với giới trẻ Nhật Bản, đó là mua - bán đất rừng.
Nếu tìm kiếm kiếm trên Internet, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những trang web mua bán đất giúp bạn làm quen hình thức đầu tư này một cách nhanh chóng. Từ thủ tục mua bán, cách chọn khu rừng lý tưởng nào để sở hữu cho đến các chi phí sau khi mua bán… và hàng loạt các hướng dẫn giúp một người chưa từng nghe đến hình thức đầu tư này cũng có thể bắt đầu nhanh chóng.
Việc đầu tư vào đất rừng tuy có vẻ không cần vốn lớn nhưng nếu muốn thu lợi nhuận từ hình thức này không phải là điều dễ dàng.
Tuy nhiên, một người đàn ông 33 tuổi, Shoichi Nagano đã mua 1.000 ngọn núi và hiện thực hoá ước mơ đổi đời của mình theo cách không ai ngờ đến.
Cơ duyên đến với hình thức đầu tư mới
Theo đó, Nagano sinh ra và lớn lên ở Tokyo trong một gia đình bình thường. Năm 14 tuổi, gia đình anh gặp biến cố lớn, có thời gian không đủ tiền để mua đồ ăn. Chứng kiến hoàn cảnh nghèo khó của gia đình, Nagano hiểu rằng chỉ có học vấn mới có thể giúp anh đổi đời. Trong suốt quãng đời học sinh, anh tham gia nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học. Theo Sohu, đến năm 18 tuổi, anh có đến hơn hàng chục giải thưởng nghiên cứu khoa học.
Với thành tích đó, Nagano vào đại học một cách dễ dàng. Năm đó, anh theo học trường đại học nổi tiếng ở Nhật Bản, ĐH Waseda. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nagano đi làm và gom góp được một khoản tiền nhỏ đủ để mua một ngôi nhà thay vì đi thuê như trước đây.
Trên thực tế, người đàn ông này không chủ động tìm mua đất rừng để đầu tư. Tháng 12/2017, anh ‘phải lòng’ một căn nhà ở thành phố Sado, Niigata. Ngôi nhà được rao bán với mức giá 2 triệu yên. Tuy nhiên, chủ nhà cho biết nếu Nagano mua cả ngọn núi đằng sau, giá căn nhà giảm xuống chỉ còn 1/10, tương đương 200.000 yên. Vì quá yêu thích căn nhà này nên anh chốt mua ngay khi chủ nhà gợi ý giá tốt.
Theo Statista, tại Nhật Bản, đất rừng có thể thuộc sở hữu tư nhân. Theo cục Lâm nghiệp, tổng diện tích đất rừng ở Nhật Bản là 25,08 triệu ha, trong đó 14,49 triệu ha thuộc sở hữu tư nhân, chiếm khoảng 58% diện tích. Thậm chí núi Phú Sĩ, địa điểm du lịch quen thuộc mà mọi người đều biết trước đây cũng là tài sản tư nhân. Ban đầu ngọn núi này thuộc về gia đình Tokugawa. Sau đó người này đã tặng núi Phú Sĩ cho đền Asama. Vì thế, hàng năm, chính quyền Nhật Bản vẫn phải trả tiền thuê núi Phú Sĩ cho đền Asama để làm du lịch.
Dẫu vậy, người Nhật luôn mong muốn bán đất rừng. Bởi nếu không biết cách khai thác, quản lý, khi mưa bão xảy ra chủ sở hữu phải chi tiền để thu dọn và khôi phục mặt bằng. Hơn nữa, với tư cách là tài sản cố định, đất rừng cũng có những rủi ro nhất định khi chuyển quyền thừa kế.
Vào tháng 2/2018, sau khi hoàn thành thủ tục mua bán, Nagano bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại từ công ty môi giới đã giúp anh tìm mua được căn nhà này. Nhân viên công ty thông báo trên ngọn núi sau nhà anh có cột điện.
Khi đó Nagano không hiểu ý gì, anh còn tưởng rằng mình phải trả thêm khoản phí. Tuy nhiên đầu dây bên kia lại đưa đến tin vui: “Nếu có cột điện trên ngọn núi do anh sở hữu, anh sẽ nhận được khoản trợ cấp 1.500 yên/cột/năm. Đây là khoản đền bù do công ty điện lực đưa ra”.
Theo đó, tại Nhật Bản, nếu có các cột điện được lắp đặt trên đất có chủ sở hữu là tư nhân, bạn sẽ nhận được khoản đền bù từ công ty điện lực. Thông thường chi phí chi trả cho mỗi cột điện được đặt ở đất rừng là 200-300 yên/cột/năm.
Tuy nhiên nếu đăng ký đất rừng là đất ở bạn có thể nhận được 1.500 yên/cột/năm. Không chỉ cột điện, các trụ được dựng lên để hỗ trợ đường dây điện cũng được phía công ty điện trả tiền đền bù.
Một cột điện có thể sẽ không kiếm được nhiều tiền nhưng nhiều cột điện được đặt trên ngọn núi của bạn, số tiền nhận về mỗi năm tương đối lớn. Ngoài ra việc cây phát triển quá cao ảnh hưởng đến đường dây điện nếu phía công ty muốn chặt bỏ cũng phải bồi thường hàng ngàn yên cho chủ đất.
Không cần đi làm chỉ cần hưởng tiền đền bù cũng đủ sống
Nhận thấy đây là cơ hội để kinh doanh, Nagano bắt đầu liên hệ với các công ty môi giới để tìm mua số lượng lớn các ngọn núi. Anh cho biết vì lý do không muốn phải bỏ tiền để khắc phục sau mưa lớn nên đất rừng được bán với giá rẻ bất ngờ.
Nagano cho biết anh từng mua một ngọn núi ở thị trấn Inawashiro, Fukushima chỉ với giá 44.000 yên (khoảng 7 triệu đồng). Trên ngọn núi này có dây cáp và tháp điện, sau khi sở hữu, hàng năm công ty điện lực phải cho anh khoảng 100.000 yên. Điều này có nghĩa là chỉ cần bỏ 44.000 yên ban đầu, sau một năm, không cần làm gì anh vẫn nhận về 100.000 yên (17 triệu đồng), tương đương lãi gấp 2 lần. Hơn nữa, khoản đầu tư này hoàn toàn không có rủi ro, miễn chỉ cần cột điện còn cấp điện, anh không cần lo lắng về khoản thu nhập hàng tháng.
Sau khi được hưởng một lượng lớn tiền đền bù, Nagano dùng tiền để mua các ngọn núi khắp Nhật Bản. Tính đến năm 2022, anh sở hữu đến 1.000 ngọn núi.
Nagano cho biết tất nhiên không phải công ty nào cũng chủ động đền bù. Song anh có cách của mình.
Nagano thường gọi điện cho các công ty điện lực và nói rằng trên ngọn núi do anh đang sở hữu có cột điện tuy nhiên đang có kế hoạch xây dựng thì tháo dỡ được không.
Tất nhiên, các công ty điện lực sẽ không đồng ý với phương án này. Thông thường, họ sẽ đền bù cho Nagano.
Trên thực tế, ngoài đầu tư vào đất rừng, Nagano còn thâu tóm nhiều ngôi nhà giá rẻ. Sau khi mua, anh sẽ sửa chữa lại và biến chúng thành ngôi nhà tiện nghi hơn và cho những người yếu thế trong xã hội thuê với mức giá rẻ.
Theo Sohu, Toutiao
Thể thao & Văn hoá