Mua nhà rồi hối hận: Khi bạn quá quan tâm đến việc có 1 căn nhà, quên đi những chi phí cần trang trải
Không tính đến các chi phí phát sinh đã khiến niềm vui sở hữu nhà cửa bị dập tắt nhanh chóng.
- 25-04-2022Tỷ phú Trung Quốc giàu "nứt đố đổ vách" đi ăn tô mì 35.000 đồng: Từ anh chàng "bán rau" trở thành "ông trùm BĐS", làm đảo điên giới nhà đất vì phi vụ thu mua công ty chấn động
- 23-04-20223 khoản đầu tư không bao giờ lỗ: Giúp bạn kiếm tiền, mua nhà - sắm xe và còn hơn thế nữa
- 19-04-2022H'hen Niê: Từ cô bé dân tộc đến biểu tượng thay đổi quy chuẩn cái đẹp, sau đăng quang về "đổi đời" cho cha mẹ, mua nhà tậu xe, nhưng đáng quý nhất vẫn là ở điều này
Khoảng 43% người được khảo sát từng ít nhất 1 lần hối tiếc khi mua nhà
Gần 64% thế hệ Millennials (từ 25 đến 40 tuổi) nói rằng họ có ít nhất một lần hối tiếc về việc mua ngôi nhà hiện tại của mình, theo một cuộc khảo sát với hơn 1.400 chủ nhà ở Mỹ từ Bankrate. Bên cạnh đó, con số này ở thế hệ X (41-56 tuổi) và những người từ 57-75 tuổi lần lượt là 45%, 33%. Nhìn chung, khoảng 43% người được khảo sát từng ít nhất 1 lần hối tiếc vì đã mua nhà.
Để lý giải điều này, Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao của Bankrate cho biết: "Chuyện mua nhà cửa ngay cả đối với những người có kiến thức về BĐS cũng không hề dễ dàng. Có rất nhiều việc phải chuẩn bị trước. Tuy nhiên, mọi người thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào chuyện bản thân có đủ khả năng mua nhà hay không. Và họ thường quên đi việc phải xem xét nguồn lực cần trang trải sau khi đã sở hữu 1 ngôi nhà."
Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác, khoảng 69% tổng số người mua nhà đã có phải một số hành động "nhượng bộ" để sở hữu ngôi nhà. Bạn sẽ không bao giờ có được tất cả mọi điều trong danh sách mong muốn của mình về một ngôi nhà. Chẳng hạn, có thể vì nguồn lực không đủ, bạn sẽ phải mua nhà ở ngoại thành thay vì nội đô. Về cơ bản, tiền bạc là tác nhân chính cho sự nhượng bộ này. Tất nhiên, những thỏa hiệp đó có thể dẫn đến cảm giác hối tiếc.
Tuy nhiên, chỉ vì chủ nhà có thể có một vài e ngại không có nghĩa là họ ước rằng mình đã không mua nhà. Dù có một số hối tiếc, hầu hết mọi người đều hài lòng vì họ đã đưa ra quyết định sở hữu 1 căn nhà.
Sự hối tiếc phổ biến nhất: Đánh giá thấp các chi phí
Trong số tất cả những người tham gia khảo sát, bao gồm cả thế hệ trẻ, điều hối tiếc phổ biến nhất là đánh giá thấp phí bảo trì và các chi phí ẩn khác liên quan đến việc mua và sở hữu 1 ngôi nhà. Khoảng 16% chủ nhà (trong đó 21% thuộc thế hệ Millennials) cho rằng điều này là sự hối tiếc lớn nhất. Cũng có những tiếc nuối khác nhưng chủ yếu liên quan đến tài chính, chẳng hạn như không đủ tiền, khoản thanh toán thế chấp và tiền lãi.
Beth Holmes-Roberts, 38 tuổi và chồng đã mua ngôi nhà đầu tiên vào tháng 1 năm 2019. Cô luôn tin rằng sở hữu 1 ngôi nhà là điều may mắn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên Beth ước rằng mình đã nghiên cứu cẩn thận hơn về quy trình mua nhà, đặc biệt là các thủ tục thế chấp. Bởi vì khi không chuẩn bị gì, cô đã bị áp lực rất nhiều trong quá trình trả lãi và gốc của khoản nợ vay mua nhà.
Bên cạnh đó, bảo trì nhà là một thách thức khác xảy ra thường xuyên và liên tục. Trong gần 3 năm qua, họ đã phải nhiều lần sửa chữa hệ thống ống nước, bao gồm sửa bồn cầu và bồn tắm không thoát nước đúng cách. Họ cũng đã phải thay thế toàn bộ cửa khu vực để xe. Tất cả các khoản bảo trì đó khiến cho ngân sách của cặp đôi bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ảnh minh hoạ
"Phần lớn số tiền đã chi cho ngôi nhà kể từ khi chúng tôi chuyển đến là bảo trì nhà cửa. Ngay cả khi muốn cải tạo lại căn nhà với trang trí theo sở thích riêng, chúng tôi chưa thể bắt tay làm được do không còn đủ tiền." Holmes- Roberts nói.
Ở Việt Nam, phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mà người mua hoặc thuê nhà phải nộp là 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác. Ngoài ra với nhà mặt đất, các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng quy tắc 1%. Tức là nếu ngôi nhà của bạn có giá trị khoảng 3 tỷ đồng, bạn nên lập ngân sách 30 triệu đồng cho chi phí bảo trì. Đây là một con số không hề nhỏ, do vậy nếu không tính toán trước, bạn có khả năng sẽ gặp rắc rối với loại chi phí này.
Pháp luật và bạn đọc