MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô

28-01-2020 - 15:56 PM | Sống

“Có người chạy thận vào 30 Tết, có người mùng 1. Có mấy ai ở đây dám mong được về ăn Tết ở quê. Người thì ăn Tết lần cuối là 2 đến 3 năm trước, người thì 5 đến 6 năm trước, những người như tôi thì cả chục năm nay không biết mùi Tết ở quê giờ ra sao…” bà Nguyễn Thị R, (58 tuổi, Thái Bình) nói.

Tết nguyên đán là thời điểm để quây quần bên người thân, gia đình tận hưởng không khí hân hoan chào đón năm mới. Thế nhưng, đối với những bệnh nhân tại xóm chạy thận Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội), từ lâu không ai có một cái Tết trọn vẹn.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 1.

Xóm chạy thận nằm sâu trong con ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Những ngày Tết thường có các đoàn thiện nguyện đến thăm, tặng quà các bệnh nhân tại đây.

Tìm đến ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), khi hỏi đến "Xóm chạy thận" thì ai ai cũng biết, xóm nằm sâu trong một ngách nhỏ của con ngõ này. Sở dĩ gọi nơi đây là xóm chạy thận vì nơi đây có 128 bệnh nhân chạy thận thuê trọ ở lâu dài từ năm này qua năm khác.

Những mảnh đời lặng lẽ ở xóm chạy thận giành giật sự sống

Xóm chạy thận hiện có 128 bệnh nhân, mỗi người ở một địa phương khác nhau tại Miền Bắc. Những người bệnh nơi đây đa số là người lớn tuổi, 128 bệnh nhân với 128 số phận, mảnh đời khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một hoàn cảnh là nghèo khó và mang trọng bệnh.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 2.

Những người bệnh nơi đây đa số là người lớn tuổi, 128 bệnh nhân với 128 số phận, mảnh đời khác nhau nhưng đều mang trọng bệnh.

Những bệnh nhân nơi đây có người còn khoẻ thì tranh thủ tìm chỗ bán thêm trà đá vỉa hè, người thì chạy thêm xe ôm rửa chén đĩa thuê kiếm thêm tiền mua bó rau miếng đậu. Người yếu hơn thì quanh năm với 4 bức tường nơi phòng trọ nhỏ hẹp và con ngõ vắng trong xóm chạy thận.

Tất cả những bệnh nhân tại đây đều bị mắc căn bệnh suy thận nặng, phải lọc máu hàng tuần để kéo dài sự sống. Một tuần mỗi người phải chạy thận 3 buổi, chỉ cần thiếu 1 buổi là sức khoẻ sẽ suy kiệt, đau đớn.

Đa phần cuộc sống của những người bệnh nơi đây cứ lặng lẽ qua ngày, chống chọi với bạo bệnh. Hàng ngày đối diện với 4 bức tường trong những căn phòng trọ, mỗi khi chạy thận xong lại về nghỉ ngơi trên giường bệnh lặp đi lặp lại như một vòng luẩn quẩn chống chọi với bệnh tật.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 3.

Các bệnh nhân xếp hàng nhận quà Tết.


Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 4.

Những phần quà ngày Tết dù nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Quanh năm sống chung trong một xóm, mọi người dần trở nên thân quen. Thậm chí với nhiều người, nơi đây như căn nhà thứ 2 của mình: "Tôi không có gia đình, chạy thận ở đây 17 năm rồi. Mọi người trong xóm này hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Cứ nương tựa vào nhau sống qua ngày, cuộc sống trong xóm này không ai biết trước được", bà Nguyễn Thị Ráng (58 tuổi, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) nói.

Nỗi lòng của những người hàng chục năm ăn Tết tha hương

Đối với những người bệnh tại đây, Tết đến cũng không khác những ngày bình thường là mấy. Thậm chí với nhiều người, Tết còn buồn hơn khi không có người thân bên cạnh. Bà Ráng cũng như bao số phận khác tại xóm chạy thận, Tết năm nay cũng giống như hàng chục năm trước, bà không được về quê ăn Tết.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 5.

Đa số các bệnh nhân tại xóm chạy thận đều không về quê ăn Tết.

"Tôi không lập gia đình, lên đây chạy thận được 17 năm rồi nhưng 10 năm trở lại đây thì không còn được về quê ăn Tết với người thân, mẹ già nữa. Năm nay tôi cũng không về được, có lẽ đến cuối đời tôi cũng không về quê ăn Tết được nữa", bà Ráng (58 tuổi) nghẹn lại.

"Hơn 10 năm về trước khi sức khoẻ còn nhiều, tôi vẫn tranh thủ đi trông cháu cho chị gái vì chị cũng lên Hà Nội sinh sống. Sau rồi các cháu cũng lớn, tôi cũng yếu đi nhiều, khoảng 10 năm trở lại đây thì tôi chỉ có chống chọi với bệnh tật sống qua ngày", bà Ráng nói.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 6.

Đã 10 năm nay, bà Ráng không được về quê ăn Tết.

Không lập gia đình, bà Ráng không có người thân bên cạnh. Hàng ngày chỉ loanh quanh với con ngõ trong xóm và 4 bức tường nơi phòng trọ. Mọi kinh phí sinh hoạt cũng chỉ biết trông chờ vào chị gái và người thân giúp đỡ.

Khi nhắc về Tết năm mới đã cận kề, bà Ráng bình thản nói: "Tết thì cũng như ngày bình thường thôi, không có gì khác cả. Năm nay lịch chạy thận của mọi người chia làm 2 ca. Một nửa chạy vào ngày 30, còn lại chạy vào mùng một Tết.

"Có người chạy thận vào 30 Tết, có người mùng 1. Có mấy ai ở đây dám mong được về ăn Tết ở quê. Người thì 2 đến 3 năm trước, người thì 5 đến 6 năm trước, những người như tôi thì cả chục năm nay không biết mùi Tết ở quê giờ ra sao…

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 7.

Do phải chạy thận nhiều nên tay của các bệnh nhân nơi đây đều bị biến dạng.

Tôi chạy vào mùng một Tết năm nay, mà nếu có chạy vào mùng mấy đi chăng nữa thì cũng không còn về được, sức khoẻ giờ yếu rồi không ngồi được xe khách nữa. Có về được cũng không có tiền mà về, tốn kém lắm. Ở quê cũng chỉ còn mẹ già 87 tuổi và gia đình thằng em trai thôi", bà Ráng chia sẻ.

Với những bệnh nhân tại đây gần như không mấy ai hy vọng được về quê ăn Tết vì còn phải chạy thận điều trị bệnh, chỉ lỡ một buổi không chạy thận là sức khoẻ suy kiệt. Người thì quê ở xa Thủ đô, sức khoẻ yếu. Có người kinh tế khó khăn và cũng có những người không có nơi để về nên đành chấp nhận ăn Tết tha hương.

"Tết thì buồn… ở đây chỉ có ngày 30 Tết là mọi người tập trung bóc bánh kẹo rồi cũng có các đoàn thiện nguyện đến thăm chúc Tết. Hết ngày 30 là hết. Sang mùng 1 không còn ai đến nữa, mọi người cũng đi chạy thận hết, chạy xong về là mệt lại nằm nghỉ nhìn 4 bức tường thế là hết ngày", bà Ráng nói rồi lại tự động viên: "Nhưng mọi người cũng quen rồi, mình còn có các bà bệnh tật với nhau bầu bạn nên cũng đỡ".

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 8.

Tết đối với những bệnh nhân trong xóm chạy thận cũng giống như ngày thường, thậm chí còn buồn hơn.


Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 9.

Trong xóm chạy thận, các bệnh nhân thường thuê các căn phòng trọ nhỏ để sinh sống.


Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 10.

"Mỗi người một cuộc sống mà, ở đây được ngày nào biết ngày đó nên mọi người cứ vui vẻ sống thôi", bà Ráng cười.

"Nhiều lúc nhìn gia đình người ta xum vầy còn mình thì… Nhưng biết làm sao được, số phận mình nó thế rồi có than trời trách phận cũng chẳng thay đổi được nên cứ chập nhận thôi. Mỗi người một cuộc sống mà, ở đây được ngày nào biết ngày đó nên mọi người cứ vui vẻ sống thôi", bà Ráng cười.

Cũng như bao bệnh nhân khác ở đây, bà Đinh Thị Trâm (52 tuổi, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) cũng đã 4 năm ăn Tết xa nhà một mình. Bà Trâm có gia đình, các con đều đã lớn cả nhưng vẫn đành ăn Tết xa quê.

Mùa xuân lặng lẽ của những mảnh đời hàng chục năm ăn Tết tha hương tại xóm chạy thận giữa lòng Thủ Đô - Ảnh 11.

Dù có gia đình, con cái đã lớn nhưng bà Trâm cũng đã 4 năm phải ăn Tết xa nhà.

"Tôi chạy thận vào sáng mùng một Tết, năm nay Tết lại ở đây một mình thôi. Cả xóm này hầu như không ai về, chỉ những người nhà ở gần mà chạy thận vào ngày 30 Tết thì may ra còn tranh thủ về được. Tôi cũng dần cảm thấy quen rồi, có những người ăn Tết xa nhà hơn chục năm. Thậm chí có người sống ở đây hai mươi mấy năm họ vẫn sống được nên mình cũng làm quen dần.

Tết đến nhiều khi nghĩ cũng tủi thân, buồn lắm nhưng bệnh mình nó vậy thì biết làm sao được. Những người bệnh ở đây thì Tết với ngày bình thường như nhau, không có gì khác cả. Vài túi kẹo bánh, vài miếng bánh trưng thế là vẫn có Tết", bà Trâm cười nói.

Theo Long Quyền

Trí thức trẻ

Trở lên trên