Mực nước lũ phá vỡ lịch sử, An Huy (TQ) lần đầu tiên dùng hàng chục xe tải lớn "ép cầu"
Theo một nhân viên tại hiện trường, mỗi chiếc xe hạng nặng đứng trên mặt cầu sẽ nặng trung bình 40 tấn khi được lấp đầy đá.
- 15-07-2020Mưa lũ ở Trung Quốc làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng giá thực phẩm sau cú sốc Covid-19
- 14-07-2020Trung Quốc lộ điểm yếu trong lũ lụt: Mưa lớn chỉ là bài kiểm tra nhẹ, "ác mộng" thật sự sắp bắt đầu
- 14-07-2020Mưa lũ lịch sử, 33 sông lớn ở Trung Quốc vượt mức kỷ lục
Vào lúc 11h sáng 19/7, mực nước của trạm Trung Miếu, hồ Sào (Hợp Phì, An Huy) đạt 12.82m và mực nước ở trạm Đường Tây, hồ Sào là 12.77 m, cả hai đều phá vỡ chỉ số cao nhất trong lịch sử (13/7/1991). Ngoài ra, các phụ lưu của hồ Sào như Nam Phì, sông Hàng Phụ, sông Phong Lạc và sông Phái ở địa phương cũng đều vượt ngưỡng lịch sử.
Đặc biệt, tại sông Nam Phì, mực nước dâng cao đạt 14.66m, vượt cảnh báo 2.66m, ảnh hưởng đến sự an toàn của các trụ cầu của cây cầu bắc qua sông Trường Giang đoạn trung tâm thành phố Hợp Phì.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, để đảm bảo an toàn cho cây cầu đường Trường Giang, Cục Xây dựng Hợp Phì đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
Theo đó, 30 xe trộn bê tông chứa đầy nước và xe tải hạng nặng chứa đầy sỏi được triển khai lên cầu. Bằng cách áp dụng phương pháp "xe hạng nặng ép cầu", trọng lượng của cây cầu sẽ được tăng cường, nhờ đó sự ổn định của dầm khi đỉnh lũ quét qua các trụ cầu được tăng cao.
Theo một nhân viên tại hiện trường, những chiếc xe hạng nặng này nặng trung bình 40 tấn khi được lấp đầy đá. Sau khi lên cầu, chúng sẽ làm tăng trọng lực thẳng đứng, làm giảm tác động của nước lũ đối với cây cầu.
"Bởi vì cây cầu này có kết cấu dầm hộp thép nên nói chung khi mực nước dâng cao, nó có thể có sức nổi nên hình thức tăng cường tải trọng tĩnh có thể giảm sức nổi", một nhân viên hiện trường nói.
Được biết, đây là lần đầu tiên thành phố Hợp Phì áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cầu đường địa phương.
Tổ quốc