Mục sở thị nhà máy xanh lập kỷ lục Guinness của Volkwagen tại Trung Quốc
Tại Ninh Ba, nhà máy của Volkwagen có diện tích lên đến 2,62 triệu mét vuông chuyên sản xuất các dòng xe như Viloran, Teramont, Teramont X và Tharu đã xác lập Kỷ lục Guinness vào năm 2015 về “nhà máy xanh”. Trong khi đó, nhà máy Anting tại Thượng Hải chuyên sản xuất các dòng xe điện như ID.3, ID.4 X, ID.6 X và mẫu xe thuần điện Audi Q5 e-tron.
- 19-11-2023Hãng xe Hàn bắt tay Kim Long Motors xây nhà máy lắp ráp với mục tiêu 210.000 xe, doanh thu 4,6 tỷ USD: 5 lần bán mình vì khó khăn, kỳ vọng hồi sinh cùng kế hoạch tại Việt Nam
- 18-11-2023Hãng xe sắp xây nhà máy tại Việt Nam trình làng SUV 'bom tấn' mới: Kích thước nhỉnh hơn Tesla Model Y, giá khởi điểm gần 700 triệu đồng
- 14-11-2023Nhà máy nghìn tỷ tại Việt Nam sản xuất thứ gì cho Apple?
Nhà máy xanh tại Ninh Ba lập kỷ lục Guinness
Nhà máy đạt tiêu chuẩn “nhà máy xanh” của Volkswagen đặt tại Ninh Ba, nằm ở khu vực Vịnh Hàng Châu, ở bờ nam của cầu vượt biển Vịnh Hàng Châu. Nhà máy này nằm trong vùng "Tam giác vàng" ba thành phố lớn Thượng Hải, Hàng Châu và Ninh Ba. Đây là chi nhánh thứ ba và lớn nhất được SAIC Volkswagen xây dựng bên ngoài Thượng Hải.
Nhà máy Ninh Ba có diện tích 2,62 triệu mét vuông, với tổng diện tích xây dựng là 920.000 mét vuông. Nhà máy Ninh Ba có thể sản xuất 600.000 xe mỗi năm. Thời gian xây dựng 22 tháng tạo nên tốc độ xây dựng nhà máy nhanh nhất thế giới của Tập đoàn Volkswagen. Nhà máy hiện đang sản xuất nhiều thương hiệu và dòng xe, có thể kể đến Viloran, Teramont, Teramont X và Tharu.
Dự án SAIC Volkswagen tại Ninh Ba đã được ký kết tại Hàng Châu vào ngày 6/1/2012 đã đặt nền đổ móng và việc xây dựng bắt đầu vào ngày 7/1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu của dự án là 11,759 tỷ nhân dân tệ, tương đương với mức đầu tư xây dựng cầu vượt biển Vịnh Hàng Châu. Nó được hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 24/10/2013.
Dự án mở rộng cơ sở Ninh Ba được xây dựng theo mô hình đối xứng trục với giai đoạn đầu. Tổng vốn đầu tư vào dự án mở rộng là 19,06 tỷ nhân dân tệ. Dự án được khởi công vào ngày 27/5/ 2014 và chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động vào ngày 1/12/2017.
Nhà máy Ninh Ba có bốn xưởng chính: dập, thân xe, sơn và lắp ráp cuối cùng. Ngoài ra, nơi đây còn được trang bị trung tâm công nghệ, trung tâm năng lượng, trung tâm đào tạo, trung tâm trưng bày, trung tâm hoạt động nhân viên…
Phía Tây của nhà máy là trung tâm vận chuyển phương tiện, có diện tích 750.000 mét vuông. Đây hiện là một trong những trung tâm vận chuyển phương tiện lớn nhất ở miền Đông Trung Quốc và có thể đỗ khoảng 20.000 xe. Tất cả các xe do nhà máy Ninh Ba sản xuất sẽ được tập hợp tại đây và vận chuyển đi các nơi cũng như xuất khẩu các nước.
Nhà máy tại Ninh Ba là một “nhà máy xanh” bởi sự đầu tư công phu và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu. Nhà máy đã xây dựng một dự án phát điện quang điện công suất 57 MW, bao phủ toàn bộ bãi đậu xe của nhân viên và một phần của trung tâm vận chuyển phương tiện. Với diện tích rộng lớn như vậy được đưa vào sử dụng, nhà máy đã lập Kỷ lục Guinness vào năm 2015.
Bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời trên nóc nhà để xe và tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, nó không chỉ tiết kiệm tài nguyên mà còn trở nên thân thiện với môi trường. Dự án có thể tạo ra hơn 65 triệu kilowatt giờ năng lượng điện sạch mỗi năm, đáp ứng 20% tổng lượng điện tiêu thụ của nhà máy, tiết kiệm 19.500 tấn than tiêu chuẩn và giảm 51.200 tấn lượng khí thải nhà kính như carbon dioxide. Ngoài ra, một hồ nhân tạo đã được xây dựng ở phía bắc. Bằng việc thu gom nước mưa để xử lý nước thải, đồng thời sử dụng nguồn nước để tưới xanh và nước vệ sinh trong nhà máy, nhà máy đã tiết kiệm được rất nhiều nước.
Đặc biệt, đây là nhà máy đầu tiên của tập đoàn Volkswagen có dây chuyền sản xuất máy ép tốc độ cao “9100 tấn, 6 quy trình, tốc độ đột dập tối đa 18 lần/phút (tức là có thể sản xuất 18 thành phẩm mỗi phút)". Do ứng dụng công nghệ full-servo nên so với các dòng máy ép cơ truyền thống tiết kiệm 35% năng lượng, thực sự đạt được “tiêu hao năng lượng thấp, sản lượng cao”.
Đồng thời, đây là dây chuyền sản xuất đầu tiên của Tập đoàn Volkswagen tại Trung Quốc được trang bị hệ thống BDE. Hệ thống này tương đương với bộ não con người, giúp việc điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất trở nên thông minh và được kết nối mạng, số hóa.
Nhà máy còn có Xưởng chế tạo thân xe áp dụng công nghệ nền tảng MQB; Hệ thống lắp ráp trần xe sử dụng các cảm biến quang điện tiên tiến nhất giúp giảm đáng kể số lượng nhân viên và chi phí; Dây chuyền lắp ráp hệ thống khung gầm trứ danh của Volkswagen.
Các công nghệ hiện đại như công nghệ xử lý thẻ không cần giấy tờ A-WBK; công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến cũng là điểm khác biệt của nhà máy. Trong đó, công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến, một trong những điểm nổi bật về kỹ thuật của nhà máy Ninh Ba - RFID. Chip RFID, tương đương với thẻ ID của một người. Nhiều thông tin khác nhau được đăng ký trong đó, bao gồm kiểu dáng, cấu hình, v.v. Khi con chip đi qua đầu đọc mã phía trên dây chuyền sản xuất, hệ thống sẽ tự động nhận dạng thông tin và sau đó gọi các chương trình khác nhau hoạt động.
Điểm khác biệt nữa là khu vực kiểm tra lại và hoàn thiện có đèn cảm biến phía trên mỗi trạm làm việc. Nếu xe dừng, đèn sẽ chuyển sang đỏ, ngược lại sẽ là đèn xanh, tương tự như thống kê chỗ đỗ xe trong bãi đỗ xe của một trung tâm thương mại. Đây là điểm nổi bật của nhà máy Ninh Ba - bảng kiểm tra lại điện tử PSK. Hệ thống này ghi lại số lần làm lại và thời gian làm lại của từng xe thông qua camera. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển trí tuệ, số hóa của Tập đoàn và tiến thêm một bước hướng tới mục tiêu Công nghiệp 4.0.
Nhà máy chuyên dòng xe điện của Volkwagen ở Thượng Hải
Khác với Ninh Ba, tại Thượng Hải, xưởng lắp ráp xe điện tại nhà máy Anting của Volkwagen hiện đang sản xuất các mẫu xe ID.3, ID.4 X, ID.6 X, mẫu xe thuần điện Audi Q5 e-tron và chiến lược tái cơ cấu nhằm hướng tới khả năng di chuyển trung hòa CO₂, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn “Nhà máy xanh”.
Xưởng lắp ráp xe điện này có diện tích 62.600 mét vuông, với tổng cộng 6 dây chuyền sản xuất chính, 2 dây chuyền lắp ráp trước mô-đun và dây chuyền thử nghiệm, khu vực chỉnh sửa và khu vực giao hàng. Các mẫu xe hiện đang được sản xuất là ID.3, ID.4 X và ID.6 X.
Trạm lắp ráp khung gầm hiện là nền tảng lắp ráp hoàn toàn tự động đầu tiên của SAIC Volkswagen, đặc biệt trạm này không sử dụng nhân viên vận hành, chủ yếu tự hoạt động lắp ráp, không sử dụng người điều khiển thông qua công nghệ cấp liệu tự động, lắp ráp tự động và công nghệ nhận dạng trực quan.
Điều đặc biệt khác là trạm thử nghiệm - nơi sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống chiếu sáng, căn chỉnh bốn bánh và các công việc khác. Việc đo lực phanh động được hoàn thành ở khu vực thử phanh. Vì cả quá trình này không hề phát thải nên toàn bộ khu vực phanh được xây dựng hoàn toàn trong suốt và không gian mở, không có thiết bị thông gió, xả thải ở trên trần. Đây cũng là đặc điểm của quá trình lắp ráp cuối cùng MEB, không chỉ đáp ứng các yêu cầu về quy trình mà còn góp phần nâng cao khả năng trung hòa khí thải carbon của công ty.
Nhịp sống thị trường