Mực tím không phai – công nghệ ngăn gian lận trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới
Trong các cuộc bầu cử lớn và phức tạp với quy mô chưa từng có tại Ấn Độ, ngón trỏ tay trái của hàng triệu cử tri nước này luôn được bôi mực màu tím.
- 22-03-2024Đồng nhân dân tệ Trung Quốc tụt giá, các ngân hàng vào cuộc
- 22-03-2024Tỉ phú gốc Trung Quốc chết dưới ao nước ở Mỹ
- 22-03-2024Bầu cử Mỹ: Ông Trump "hoảng loạn" vì khoản phạt hơn 454 triệu USD?
Nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ đã sử dụng loại mực được làm chủ yếu từ bạc nitrat để xác nhận cử tri sau khi họ đã bỏ phiếu nhằm ngăn chặn bỏ phiếu lại và gian lận. Khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, loại mực này sẽ thấm vào da và móng tay, không thể xóa sạch trong nhiều tuần.
Được thành lập vào năm 1937, Mysore Paints And Varnish - công ty thuộc sở hữu của chính phủ ở Karnataka - là công ty duy nhất tại quốc gia này được ủy quyền sản xuất mực bầu cử.
Vishalakshi K – người quản lý chất lượng sản phẩm của công ty – cho biết Uttar Pradesh là bang đặt hàng với số lượng nhiều nhất, còn đảo Lakshadweep đặt hàng ít nhất, chỉ với 110 lọ.
Theo tờ India Times, Ủy ban bầu cử Ấn Độ bán mỗi lọ mực với giá 174 rupee (51.000 đồng). Sau mỗi đợt bỏ phiếu, Mysore Paints And Varnish thu về hơn 7 triệu USD.
Bên cạnh Ấn Độ, chơn 30 quốc gia khác cũng sử dụng mực bầu cử của Mysore Paints.
Để tẩy sạch vết mực, các cử tri thường sử dụng nước tẩy trang, nước cốt chanh và nhựa đu đủ thô song thường những mẹo như vậy không mấy thành công. Ông Mohammed Irfan, Giám đốc điều hành công ty, cho hay các quan chức bầu cử phải lau sạch ngón tay của cử tri trước khi bôi mực nhằm đảm bảo mực giữ được màu và không ai lau được.
Mực bầu cử lần đầu tiên được sử dụng ở Ấn Độ trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 1962. Kể từ lần đầu xuất hiện, việc dùng mực bầu cử đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn trong các cuộc bầu cử ở Ấn Độ nhằm duy trì công bằng và minh bạch của quá trình bỏ phiếu.
Báo Tin Tức