Mừng tuổi cho cháu ruột 20k và chiếc phong bao lì xì bị xé rách, vứt thẳng xuống đất khiến người đàn ông trăn trở: "Giờ người ta quan trọng vật chất vậy sao?"
Hình ảnh tấm phong bao lì xi cùng tờ 20.000 đồng bị đứa cháu bỏ dưới đất sau khi được lì xì đầu năm khiến người đàn ông trăn trở.
- 31-01-2022Gia đình nữ triệu phú Đô la người Việt dù ở Mỹ vẫn cho con trai, cháu ngoại diện áo dài đón Tết, gây chú ý nhất là bên trong bao lì xì “đậm chất nhà giàu”
- 31-01-2022Lì xì đầu năm chỉ đúng nghĩa may mắn khi cha mẹ giúp con làm được 3 điều này: Vừa có khoản đầu tư lâu dài lại vừa giáo dục con về tài chính
- 31-01-2022Dạo 1 vòng BST đồ Tết 2022 của các thương hiệu xa xỉ nhất thế giới, được lì xì 1 món trong số này thì Tết này “cháy” phải biết
Những ngày đầu năm mới, ngoài việc được cùng bố mẹ đi du xuân chúc Tết thì không ít em nhỏ cũng vô cùng háo hức vì được nhận những tấm lì xì đỏ thắm từ ông bà, cha mẹ và những người thân thiết. Lì xì đầu năm bởi vậy đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Thế nhưng, khi xã hội phát triển, phong tục này đang dần thay đổi.
Có lẽ không ít trẻ nhỏ hiện nay không còn quan tâm đến những lời chúc, những ý nghĩa của việc nhận lì xì đầu năm mà đang dần bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người lớn chỉ chăm chăm mở ra xem "ruột" nhiều hay ít.
Như mới đây, câu chuyện của một người đàn ông khi vô tình bắt gặp chiếc phong bao lì xì của mình bị bỏ dưới đất được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người xôn xao.
"Chào mọi người, xin phép giấu tên vì sợ người quen đọc được lại không hay. Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, nhưng anh chị em tôi lại là những người thành đạt. Mỗi năm Tết đến ngoài việc đau đầu nghĩ xem phải biếu bố mẹ gì, gửi quà tết bao nhiêu cho bằng anh bằng em thôi mà cũng khiến tôi trầm cảm. Quả thực so với anh chị em toàn người thành đạt, thì một kẻ chạy xe ôm như tôi đúng là không cân xứng.
Ban nãy mấy anh chị em rủ nhau đến nhà chúc Tết bố mẹ, anh chị em tôi thì ô tô, áo quần thơm tho.
Còn gia đình tôi thì 3 người trên chiếc xe máy cà tàng, quần áo bạc màu đến thăm bố mẹ. Trong cuộc trò chuyện, người khoe Tết năm nay thưởng Tết trăm triệu, có người thì bảo sang năm mua nhà mới. Rồi họ hỏi tôi năm nay sao rồi. Tôi chỉ biết cúi mặt mà cười trừ.
Lúc sau tôi ra về, ra đến cửa thì vô tình nhìn thấy chiếc phong bao lì xì tôi mừng tuổi cho một đứa cháu là con của anh chị tôi. Chiếc phong bao được xé vội rồi ném đi. Tôi không trách anh chị tôi, nhưng quả thật... Giờ người ta quan trọng vật chất vậy sao? Đến lũ trẻ cũng vậy ư?".
Kèm theo đó là hình ảnh một phong bao lì xì bị xé rách, bên trong lộ ra tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng đang nằm chỏng chơ dưới đất.
Ảnh minh hoạ
Bài viết ngày đầu năm mới nói trên sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người xôn xao. Câu chuyện lì xì Tết bao nhiêu cũng là trăn trở của nhiều người bởi lì xì nhiều thì không có điều kiện kinh tế, nhưng lì xì ít thì lại ái ngại với những người xung quanh.
Thế nhưng dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng của người lì xì, nó không quan trọng vật chất mà hàm ý mang theo lời chúc may mắn cả năm của người tặng.
Bên cạnh đó, nhiều người bày tỏ bức xúc với thái độ giáo dục con trẻ của những người lớn trong gia đình bởi dù lớn hay nhỏ cũng là tấm lòng của người trao lì xì trong ngày đầu năm nên cần phải trân trọng.
Pháp luật và bạn đọc