Muốn biết sếp mình có phải lãnh đạo tốt hay không, hãy nhìn vào 10 tiêu chí được Google bình chọn dưới đây!
Trong một thập kỷ vừa qua, Google đã nghiên cứu những đặc tính của người sếp tốt để làm tiêu chuẩn tuyển dụng.
- 01-01-2020Hơn 60% đàn ông Nhật tuyên bố vợ con, gia đình quan trọng hơn công việc vì "sếp đâu có chăm sóc tôi đến cuối đời!"
- 31-12-2019Câu chuyện ấm áp nhất ngày cuối năm: Sếp rao "đấu giá" bản thân mình để quyên góp tiền cho nhân viên giúp mẹ chữa bệnh ung thư
- 30-12-2019Muốn tăng lương nhưng đề xuất với sếp theo 4 cách sau chỉ gây tác dụng ngược
1. Một người thầy tốt
Trong quá trình làm việc, chị em hẳn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, rắc rối. Đôi khi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Lúc ấy, một người sếp tốt sẽ không chỉ giải quyết vấn đề mà còn dạy bạn cách đương đầu với chúng. Mỗi sai lầm là một bài học. Chính những kinh nghiệm quý báu của sếp là hành trang để cả nhóm phát triển.
2. Trao quyền cho nhân viên kiểm soát và chịu trách nhiệm
Những người sếp tuyệt vời biết cách trao chủ động cho nhân viên cấp dưới của mình. Sự chủ động ấy thể hiện ở việc nhân viên được tự do làm việc, sáng tạo và khai phá những ý tưởng nằm sâu bên trong con người họ. Tất nhiên, điều đó đồng nghĩa với nhân viên cũng phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót nào xảy ra. Tất cả những gì sếp làm là cung cấp thông tin và công cụ cũng như môi trường để cấp dưới thoải mái thể hiện bản thân.
3. Tạo ra môi trường làm việc nhóm hòa đồng
Trong một dự án nghiên cứu khác, Google đã phát hiện ra rằng chìa khóa lớn nhất cho hiệu suất của nhóm là tạo ra môi trường "an toàn về mặt tâm lý". Google giải thích thêm, trong một nhóm mà độ an toàn tâm lý cao, tức là thành viên cảm thấy tự tin để đưa ra câu hỏi, đề xuất ý tưởng hay thừa nhận sai lầm của mình. Nói cách khác, chính những nhà quản lý giỏi thúc đẩy điều đó và đem lại những giá trị xây dựng tốt cho nhóm của mình.
4. Là người làm việc năng suất và định hướng kết quả
Tất cả như trong một đội bóng thì sếp là một cầu thủ ngôi sao - tức là anh ta cũng có thể giúp đồng đội làm việc tốt hơn. Như là cách sếp chỉ tay để công việc hiệu quả, hay anh ta cũng xắn tay áo và trực tiếp tham gia cùng mọi người.
5. Giao tiếp tốt, biết lắng nghe và chia sẻ thông tin
Theo Google, những người sếp tốt có khả năng lắng nghe tuyệt vời, điều này giúp họ hiểu rõ hơn về nhân viên cũng như thể hiện sự đồng cảm tuyệt đối. Ngoài ra, họ còn biết kiến thức là một sức mạnh giúp phát triển công việc. Đó là lý do vì sao sếp giỏi sẵn sàng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho người khác, chứ không giấu bài, ủ mưu và lo sợ mọi người giỏi hơn mình.
6. Là người hỗ trợ phát triển sự nghiệp và thảo luận về năng suất
Mỗi chúng ta đi làm ai cũng đều muốn đạt được một điều gì đó trong sự nghiệp bên cạnh đồng tiền lương. Và sếp tốt sẽ chú trọng điều đó, anh ta hoàn toàn có thể giúp bạn cũng như tạo môi trường cho bạn thực hiện được. Mặt khác, người sếp tồi chỉ quan tâm về việc liệu nhân viên có đem lại được gì cho công ty và doanh thu của anh ta hay không, hẳn người đó sẽ bỏ qua những giá trị phát triển tích cực của nhân viên.
7. Có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng cho nhóm
Các nhà quản lý tuyệt vời biết chính xác vị trí của nhóm mình đang nằm ở đâu, mục tiêu là gì và cách thức thực hiện để đạt mục tiêu đó. Thông qua giao tiếp và hướng dẫn, họ giúp nhóm luôn được ổn định tinh thần để chiến đấu vì mục tiêu. Người sếp tốt còn là người đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm hiểu được vai trò cá nhân của mình trong thực hiện chiến lược.
8. Hiểu công việc của cấp dưới để đưa ra lời khuyên
Thường mọi người sẽ cho rằng làm lãnh đạo là chỉ cần quản lý, kiểm soát nhân viên vào giao cho họ KPI mình muốn. Nhưng người quản lý tốt còn hiểu được nhân viên mình đang làm việc gì, họ có thể gặp khó khăn nào và giao KPI bao nhiêu để thiết thực và vừa sức. Người sếp tốt chắc chắn không hành động cảm tính mà rất lý trí.
9. Phối hợp hiệu quả cùng các nhóm khác
Người lãnh đạo tồi sẽ chỉ muốn team của mình vượt lên trên các team khác bằng mọi thủ đoạn. Ngược lại, người lãnh đạo tốt còn xem xét toàn thể công ty như một bức tranh lớn, và mỗi team giống như một mắt xích quan trọng để tạo nên sự phát triển vượt bậc của toàn doanh nghiệp. Họ cũng khuyến khích nhân viên của mình tư duy khách quan tương tự như vậy.
10. Là một người quyết đoán
Điều khác biệt giữa một người lãnh đạo tầm thường và một người lãnh đạo giỏi nằm ở khả năng đưa ra quyết định. Bởi mỗi quyết định sẽ mở ra một trang mới, một ngã rẽ mới, liệu thành công hay thất bại là nhờ quyết định đó.
Nếu công ty bạn có thể định hướng các lãnh đạo theo 10 điều trên thì chắc chắn họ sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của mình.
Trí thức trẻ