MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn

02-09-2021 - 21:54 PM | Sống

Có nhiều thói quen xấu trong chi tiêu và 3 trong số đó ảnh hưởng nhiều đến chuyện tiết kiệm của bạn. Đó là 3 thói quen gì?

Tiền không đại diện cho hạnh phúc nhưng bạn sẽ dễ hạnh phúc hơn nếu có tiền và có nhiều tiền.

Càng trưởng thành, va chạm hơn, chúng ta sẽ càng nhận thấy thích tiền không có gì là xấu cả. Bởi vì tiền không chỉ mang đến cho bạn cảm giác an toàn mà còn cho chúng ta sống thoải mái, hạnh phúc hơn.

Như nhà văn Trương Ái Linh từng nói: "Tôi thích tiền và tôi không biết nhược điểm của tiền mà chỉ biết ưu điểm của tiền thôi".

Nhiều người thường thắc mắc rằng vì sao họ không tiêu nhiều tiền nhưng mãi vẫn không thể nào có tiền tiết kiệm, cũng không khá hơn được. Đó là bởi bạn có nhiều thói quen xấu trong chi tiêu và 3 trong số đó ảnh hưởng nhiều đến chuyện tiết kiệm của bạn. Đó là 3 thói quen gì?

1. Hiệu ứng latte

Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn - Ảnh 1.

Một cặp vợ chồng mỗi sáng uống cà phê ở một quán có tiếng, mỗi người 1 ly. Một ngày nọ, một nhà tư vấn tài chính nói với họ rằng nếu uống 2 ly cà phê này mỗi ngày, họ đã tốn hơn 1 tỉ đồng trong 30 năm. Nghe có vẻ phóng đại nhưng bạn có thể làm một phép tính đơn giản như sau nhé:

- 1 ly cà phê mỗi ngày, 1 năm là 365 ly. Nếu 1 ly có giá trung bình là 50.000 đồng thì 1 năm bạn tốn 18.250.000 đồng.

- Sau 30 năm, tổng số tiền là 547.500.000 đồng

- 1 người là 547.500.000 đồng và 2 người sẽ là 1.095.000.000 đồng

Bỏ tiền mua cà phê mỗi ngày, bạn sẽ không nghĩ rằng mình có thể tích lũy được con số nhiều như thế nếu không mua cà phê.

Đây là hiệu ứng latte được giới thiệu bởi David Bach, một doanh nhân và sáng lập của FinishRich.com.

Hiệu ứng này không liên quan gì đến latte trong cà phê cả mà nó nói về những chi tiêu bình thường của chúng ta mỗi ngày. Nó rất dễ hiểu: "Một lượng tiền nhỏ chi xài thường xuyên mỗi ngày sẽ tốn kém hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng".

Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn - Ảnh 2.

Nó có thể bao gồm phí rút tiền ngân hàng, phí chuyển tiền, phí thành viên cho các ứng dụng, tiền mua thức ăn vặt… Nó ảnh hưởng đáng kể đến ví tiền của mỗi người từ ngày này qua tháng nọ. Do đó, nếu bạn muốn có tiền tiết kiệm, hãy để ý đến từng chi tiết nhỏ trong chi tiêu mỗi ngày nhé.

2. Chi tiêu hấp tấp, vội vàng

Một cặp đôi vào trung tâm thương mại. Vốn dĩ người bạn trai chỉ muốn cùng cô bạn gái thư giãn, dạo chơi nhưng không ngờ… Cô bạn gái bước vào một cửa hàng quần áo và thấy chiếc giỏ xách có giá hơn 3,5 triệu đồng. Cô liền quay sang nói với bạn trai:

- Anh ơi, tình yêu của anh dành cho em có phải vô giá không?

- Tình yêu đích thực là vô giá.

- Vậy thì mua cái này đi. Em thích cái này lắm.

Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn - Ảnh 3.

Vậy là người bạn trai mang đi tính tiền chiếc giỏ ngay lập tức. Lúc này, người bán hàng lập tức rỉ tai cô gái, chào mời thêm nhiều mặt hàng khác như quần áo, giày dép… để có thể phối cùng chiếc giỏ xách kia cho hợp thời trang. Và cô gái đã bị thuyết phục.

Cô quay sang nũng nịu để được mua thêm và anh người yêu cũng đồng ý, mang đi tính tiền. Trong lúc đó, cô gái lại chọn thêm một số thứ nữa đang được giảm giá rồi đưa cho bạn trai. Lúc này, anh bạn trai đang loay hoay ở quầy thu ngân bởi thẻ đã chi tiêu vượt hạng mức, không thể thanh toán được nữa.

Đây là hành vi tiêu dùng bốc đồng, nông nổi, tức là hành vi mua hàng của người tiêu dùng dưới sự kích thích của các yếu tố bên ngoài mà không có kế hoạch hay chuẩn bị trước. Đây là tình trạng phổ biến của nhiều người ở nhiều quốc gia.

Bạn cần phải nhận thức rằng nếu tiêu dùng bốc đồng xảy ra quá nhiều lần và vượt quá giới hạn chi tiêu đã định, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.

Chỉ bằng cách kiểm soát ham muốn của bản thân, không bị những yếu tố bên ngoài tác động, bạn mới có thể có khoản tiền dư để tiết kiệm .

3. Hiệu ứng son môi

Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn - Ảnh 4.

Năm 1929, trong cuộc đại suy thoái ở Mỹ, nhiều ngân hàng đóng cửa, sản xuất sa sút, nhà máy phá sản, công nhân thất nghiệp. Sau đó, khủng hoảng tài chính tiếp tục lan rộng, kéo theo nền kinh tế thế giới suy thoái.

Vào thời điểm này, tờ Daily Telegraph của Anh đưa tin về một hiện tượng: Ngược lại với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, một số đại gia mỹ phẩm lớn trên thế giới như L’Oreal ở Pháp, Bayerdorf ở Đức và Shiseido ở Nhật Bản lại có doanh số bán hàng tăng cao.

Trong khi mọi người kêu ca vì nghèo đói thì lượng mỹ phẩm bán ra lại nhiều, đặc biệt là doanh số son môi tăng vọt. Đây được gọi là hiệu ứng son môi (lipstick effect) khi người tiêu dùng vẫn chi tiền cho những khoản chi tiêu nhỏ thuộc về sở thích trong giai đoạn khó khăn.

Về mặt lý thuyết, khi kinh tế suy giảm, thu nhập giảm nên mức sống không cao, phải cắt giảm thực phẩm, quần áo. Nhưng thực tế lại không như vậy. Lúc này, mọi người thường có tâm lý muốn tự thưởng cho bản thân thứ gì đó nhỏ để họ quên đi các vấn đề về tài chính hiện tại. Mọi người thường có tâm lý rằng dù kinh tế sa sút, không đủ tiền mua túi hiệu siêu đắt nhưng với số tiền còn lại trong tay, vẫn đủ để mua một thỏi son tầm trung.

Hiệu ứng son môi không chỉ xảy ra ở ngành mỹ phẩm mà còn ở các ngành khác. Khi nhận thức được hiệu ứng này, bạn có thể đưa ra quyết định tiêu dùng hợp lý hơn.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Đại Lâm Mộc

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên