MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn giàu có, hãy đọc ngay 10 sai lầm về tiền các tỷ phú không bao giờ mắc phải

30-06-2016 - 20:40 PM | Sống

Bạn muốn giàu có? Hãy bắt đầu học từ chính những người đang sở hữu hơn 50% tài sản thế giới.

Quản lý tiền bạc hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất của đời người. Tuy nhiên, chỉ một số ít người làm chủ được khả năng này và họ thành đạt. Đó là những người hiểu giá trị của đồng tiền và biết dùng tiền sinh ra tiền ngay từ khi còn nhỏ. May mắn, đây là thứ có thể học được. Hãy dành thời gian để thực hành một số nguyên tắc cơ bản dưới đây và chúng sẽ có tác dụng thay đổi cuộc đời bạn trong những năm tới:

Không "vung tay quá trán", tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Những người siêu giàu trên thế giới khắc cốt ghi tâm nguyên tắc này. Chẳng hạn, nhà đầu tư huyền thoại John Templeton luôn tiết kiệm 50% thu nhập ngay cả khi cuộc sống chật vật. Nếu như 50% là con số quá lớn, vượt quá khả năng của bạn thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể thành công về mặt tài chính với tỷ lệ tiết kiệm là 10 - 15% thu nhập.


Để quen với việc tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được cần có thời gian. Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu các cách tiết kiệm tiền.

Để quen với việc tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được cần có thời gian. Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu các cách tiết kiệm tiền.

Không chỉ nhìn vào giá cả, họ hiểu sự quan trọng của giá trị

Số tiền bạn phải chi cho một khoản đầu tư, bữa ăn hay trang phục chỉ là phần nổi của câu chuyện. Người thành đạt còn nghĩ đến giá trị của mỗi món hàng. Với các khoản đầu tư, họ đánh giá toàn cục xem nó sẽ sinh lợi thế nào trong tương lai. Với vật dụng cá nhân, họ tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao để dùng được lâu bền. Chẳng hạn, một đôi giày giá khoảng 200 USD có thể dùng được nhiều năm nếu biết chăm sóc đúng cách.

Không phung phí tiền vào các khoản phí và lãi suất

Duy trì số dư thẻ tín dụng là một việc làm tốn kém và gây đau khổ. Theo CNN, trung bình mỗi gia đình Mỹ mang món nợ 15.000 USD trong thẻ tín dụng. Người thành đạt luôn để mắt đến các khoản phí của ngân hàng như việc họ phải trả bao nhiêu khi sử dụng ATM hay các giao dịch khác. Những loại phí này rất dễ tránh nếu bạn chịu khó tìm hiểu và lên kế hoạch. Cách đơn giản nhất là bỏ ra 5 - 10 phút mỗi tháng để xem bảng giao dịch và bạn sẽ hiểu về cách hoạt động của các loại phí.


Người thành đạt luôn để mắt đến các khoản phí của ngân hàng như việc họ phải trả bao nhiêu khi sử dụng ATM hay các giao dịch khác.

Người thành đạt luôn để mắt đến các khoản phí của ngân hàng như việc họ phải trả bao nhiêu khi sử dụng ATM hay các giao dịch khác.

Không quên điều chỉnh tài chính sau những thay đổi lớn trong đời

Bạn mới kết hôn? Chồng/vợ bạn có tên trong di chúc hay không? Đây là những điều mà những người giàu có quản lý rất hiệu quả. Mỗi năm hãy ngồi xuống một lần để xem lại các kế hoạch tài chính và cả cuộc đời bạn để luôn làm chủ những thay đổi quan trọng.

Không hài lòng với khoản thu nhập tĩnh và luôn tìm cách tăng

Một số người không bao giờ đòi hỏi tăng lương hay đơn giản là chỉ đặt mục tiêu tăng 1 - 3%. Thật không may, tỷ lệ tăng nhỏ như kia đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn không thay đổi bởi lẽ lạm phát đang ăn dần ăn mòn sức mua của bạn.

Thay vào đó, người thành đạt luôn tìm cách tăng thu nhập. Chúng cho phép họ có nhiều lựa chọn hơn về việc giải trí, mua niềm vui cũng như tạo cảm giác an tâm hơn cho bản thân.

Người thành đạt hành động hàng ngày để tăng thu nhập. Chẳng hạn, họ tham gia một khóa học cải thiện kỹ năng hoặc đóng góp ý tưởng tăng hiệu suất làm việc ở công ty. Họ cũng biết cách đề nghị số tiền lớn hơn.

Không phớt lờ các bản báo cáo tài chính

Để thành công về mặt tài chính cần rất nhiều thói quen vững bền, trong đó có thói quen kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính. Người thành đạt luôn bỏ ra 30 - 60 phút mỗi tháng để xem xét lại tất cả các khoản tài chính: đầu tư, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,... Khi phát hiện lỗi hay sai sót nào, họ sẽ hành động ngay lập tức.


Cần giữ thói quen kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính.

Cần giữ thói quen kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính.

Không mạo hiểm mù quáng với tiền bạc

Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới Warren Buffett từng nói: "Nguyên tắc số 1 là không bao giờ để mất tiền". Tất cả các khoản đầu tư đều tiềm tàng rủi ro hay nói cách khác là khả năng mất tiền. Tuy nhiên, người thành đạt luôn sử dụng 2 công cụ rất hiệu quả để tránh mất tiền là bảo hiểm (chẳng hạn như nhà cửa, xe hơi hay bảo hiểm nhân thọ) và phân bổ tài sản.

Họ không làm như “biết tuốt” khi đụng đến tiền

Thế giới là một nơi rộng lớn và phức tạp - người thành đạt hiểu rất rõ chân lý này. Những vấn đề liên quan tới tiền bạc luôn có rất nhiều thông tin khác nhau. Đó là lý do tại sao các tỷ phú, như Warren Buffett, luôn biết giới hạn và chỉ tập trung vào ưu thế, sức mạnh của bản thân.

Hãy thử đánh giá hiểu biết của bạn về đầu tư và tiền bạc. Nếu bạn chỉ mới ở mức khởi đầu, hãy đọc một hoặc 2 cuốn sách kinh điển về tài chính. Chẳng hạn, cuốn 9 bí mật không thể bỏ qua đằng sau sự giàu có của Warren Buffett, để có thể học hỏi được sự sáng suốt từ nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

Họ không chuyển trách nhiệm sang cho các chuyên gia

Người thành công tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia nhưng không bao giờ nhường trách nhiệm. Chẳng hạn, nếu đang lên kế hoạch tài chính, bạn hoàn toàn có thể nhờ một kế toán thuế tư vấn. Tuy nhiên, người thành công còn làm hơn thế. Họ dành thời gian để hỏi các câu hỏi để hiểu về vấn đề mình đang tìm hiểu và đánh giá chính con người cho họ lời khuyên.

Họ không để việc theo đuổi đồng tiền vượt lên trên các giá trị

Tìm kiếm thành công tài chính là một mục tiêu đáng khuyến khích. Nguồn lực tài chính nhất định sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Nó cũng đồng nghĩa với khả năng được tiếp cận công nghệ cải tiến hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn và ngay cả sự nghỉ dưỡng cũng hoàn hảo, thoải mái hơn. Tuy nhiên, người thành đạt hiểu, giàu có chỉ là một khía cạnh của cuộc sống hạnh phúc. Chẳng hạn, làm việc đến kiệt quệ sức khỏe để theo đuổi đồng tiền là một chiến lược tồi.

Hãy xem xét các mục tiêu cá nhân và cố gắng cân bằng giữa mục tiêu tài chính, sự nghiệp, gia đình và một số hoạt động khác.

Nguyễn Nguyễn

Theo Tri Thức Trẻ/Lifehack

Từ Khóa:
Trở lên trên