Mượn lời dạy 14 năm trước của Steve Jobs, Tim Cook cảnh báo sinh viên về sai lầm ông suýt phạm phải: Thời gian có hạn, đừng lãng phí để làm điều này!
Lời khuyên của Steve Jobs và Tim Cook là vô cùng cần thiết đối với những ai đang mải mê kiếm tìm thành công trong cuộc đời.
- 18-06-2019Trở thành người hạnh phúc nhất thế giới với "tứ trụ" triết lý của cư dân Bắc Âu: Khi cội nguồn của niềm vui không đến vật chất mà từ những điều bình dị nhất!
- 18-06-2019Biến đọc sách trở thành thói quen lâu dài bằng "Nguyên tắc số 4" của tiến sĩ ĐH Yale: Làm theo không khó, muốn đổi đời nhất định phải thử qua một lần
- 14-06-2019Tuổi 30 chưa phải quá trễ nhưng cũng chẳng sớm gì: Tới giờ vẫn chưa làm 12 điều này, 2/3 cuộc đời còn lại bạn sẽ nuối tiếc khôn nguôi!
Vừa qua, CEO của "gã khổng lồ" Apple - Tim Cook - đã có bài diễn văn phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên khóa thứ 128 tại ĐH Stanford. Trong suốt gần 1 tiếng trình bày, khoảnh khắc ông tri ân người thầy, người đồng nghiệp quá cố của mình - Steve Jobs - có lẽ chính là giây phút xúc động nhất.
"14 năm về trước, Steve đã đứng trên sân khấu này và dặn dò tiền bối của các bạn: ‘Thời gian là hữu hạn, vì thế đừng lãng phí nó chỉ để sống cuộc đời của người khác.’ Từ tiền đề ấy, tôi rút ra được kết luận: "Những người thầy sẽ giúp bạn chuẩn bị mọi thứ, nhưng họ không thể khiến bạn sẵn sàng."
Tim Cook đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi được giao trọng trách tiếp quản đế chế Apple trong lúc Steve Jobs nghỉ ngơi chữa bệnh, và sau này khi ông qua đời. Theo Tim Cook, người tiền nhiệm chỉ giúp ông hoàn thành khâu chuẩn bị, nhưng không thể khiến ông cảm thấy sẵn sàng để ngồi vào chiếc ghế quyền lực này.
"Khi Steve ốm, tôi đã không ngừng suy nghĩ với niềm tin rằng ông ấy sẽ khỏe lại," Cook nhớ lại. "Nhưng rồi khi ông ấy ra đi, thực sự ra đi, tôi mới nhận ra sự khác biệt phũ phàng giữa chuẩn bị và sẵn sàng."
Tim Cook đã gọi khoảng thời gian sau khi Steve Jobs qua đời là "những ngày cô độc nhất" trong cuộc đời ông. Ông có thể cảm nhận được toàn bộ kỳ vọng mà mọi người đặt trên vai mình.
"Tất cả những gì tôi biết là tôi phải trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tôi biết rằng, nếu mỗi sáng bạn thức dậy chỉ để đáp ứng kỳ vọng và yêu cầu của người khác, nó sẽ làm bạn phát điên."
Chính vì vậy, ông khuyến khích các tân cử nhân nên tập trung vào chính mình và kiến tạo những điều mới mẻ, thay vì chỉ đi bắt chước người khác.
"Đừng cố ganh đua với những người đi trước bạn đến mức lờ đi mọi thứ, ép mình theo một khuôn khổ không phù hợp," Cook khuyên các bạn trẻ, "Điều này đòi hỏi quá nhiều nỗ lực tinh thần - nỗ lực mà nhẽ ra bạn nên dành để xây dựng và sáng tạo. Bạn sẽ lãng phí thời gian vàng bạc của mình chỉ để sắp xếp lại suy nghĩ, và trong lúc ấy, bạn chẳng lừa được ai đâu."
Trước khi gia nhập Apple năm 1998, Tim Cook đã sở hữu một bảng thách tích đầy ấn tượng trong lĩnh vực công nghệ. Ông đã từng làm tại IBM, Intelligent Electronics hay Compaq. Tuy nhiên, khi gặp Steve Jobs và chứng kiến tầm nhìn thú vị của thiên tài này, ông quyết định về dưới trướng Apple và và cống hiến hết mình cho sự phát triển của tập đoàn.
Từ lời dạy thuở xưa của Steve Jobs và kinh nghiệm của chính bản thân, CEO đương nhiệm của Apple đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc đến các tân cử nhân: Khi được giao trọng trách lãnh đạo, dù có giỏi đến đâu, họ cũng sẽ không thể sẵn sàng ngay lập tức - và đó là điều hết sức bình thường.
"Bạn sẽ không thể nào tránh được điều đó," Cook khẳng định. "Hãy nhìn thấy hy vọng trong bất ngờ. Hãy tìm kiếm can đảm trong thử thách. Hãy nhận ra tầm nhìn của mình trên con đường đơn độc."
Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu các tập đoàn công nghệ phải chịu trách nhiệm cho "sự hỗn loạn" mà họ tạo ra, ám chỉ những bê bối về rò rỉ dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư của các ông lớn như Google hay Facebook. Tim Cook cảnh báo rằng: "Cái chúng ta mất còn nguy hiểm hơn cả dữ liệu. Chúng ta đang mất đi quyền tự do làm người."
Kết thúc bài diễn văn, Cook kêu gọi các tân cử nhân nên tập trung vào mục tiêu của mình và cách mà họ muốn đóng góp cho xã hội.
"Đừng để mình bị xao lãng," Cook nói. "Có rất nhiều người muốn thành công mà không phải nỗ lực. Có rất nhiều người chỉ biết cắt băng khánh thành cho những công trình mà họ không góp công xây. Hãy trở nên khác biệt. Hãy làm người có ích."
BI, CNBC