Muốn “ngồi ở vị trí không ai ngồi được” bạn nhất định phải nằm lòng 3 quy luật này: Thành - bại tất cả đều nằm ở đây!
Thành công thường có một khuôn mẫu để làm theo nhưng sẽ có những quy tắc nhất định. May mắn không phải phước lành đến sau một đêm, nó là kết quả của cả một hành trình!
- 28-06-2021Điểm danh 6 tỷ phú lập dị có “1-0-2”: Elon Musk ngậm ngùi vị trí Á quân để nhường chỗ cho nhân vật này
- 28-06-2021Người vợ Ukraine 20 năm chăm chồng Việt đột quỵ: Nơi nào có gia đình, nơi đó là nhà, là quê hương!
- 28-06-2021Quán quân Olympia thành công cỡ nào: Người sở hữu cơ ngơi 1 triệu USD, người trở thành quản lý cấp cao của công ty nổi tiếng thế giới
Giả sử một tờ giấy thông thường có kích thước 0,04mm, hãy gấp đôi nó lại, sau đó tiếp tục gấp đôi và lặp lại như vậy 64 lần. Tờ giấy lúc này sẽ cao bao nhiêu? Nhiều người nghĩ, một tờ giấy dày được đến đâu? Lớp giấy mỏng gần như không đáng kể, gấp 64 lần, nhiều nhất cao vài tầng, đây đã là giới hạn rồi.
Thực tế là một mảnh giấy mỏng, gấp đôi 64 lần, có chiều cao 1.660.206.960 km. Đây là sức mạnh của tư duy lãi suất kép. Bản chất của cái gọi là tư duy lãi suất kép là: Làm điều A sẽ dẫn đến kết quả B; và kết quả B sẽ củng cố A và tiếp tục tuần hoàn.
Khi khởi đầu, mọi thứ sẽ không thể vận hành dễ dàng, những thành quả thu được cũng không xao. Nhiều người nỗ lực đến ngày thứ 29, vì quá mệt mỏi nên bỏ cuộc. Thế nhưng họ không biết rằng mình đã từ bỏ vào thời điểm chỉ cách thành công một bước.
Muốn làm nên đại sự, có 3 quy tắc chúng ta phải "nằm lòng".
Quy luật cây tre: Nhẫn nại, kiên trì
Cây tre mất 4 năm và chỉ phát triển được 3cm. Bắt đầu từ năm thứ năm, nó phát triển với tốc độ 30 cm mỗi ngày, và chỉ mất sáu tuần để phát triển đến 15 mét. Thực tế, trong 4 năm đầu, tre đã vươn rễ xuống những tầng đất sâu nhất.
Làm người và làm việc cũng vậy. Cuộc sống cần có sự tích lũy. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ không được đền đáp cho những nỗ lực của mình vào lúc này, bởi vì những nỗ lực này là "gốc rễ". Cuộc sống cũng vậy, những thành quả nhận được sẽ giá trị hơn khi trải qua sự cô đơn, nỗ lực và tích lũy.
Quy luật của ve sầu: Chịu đựng sự cô đơn và nghèo đói
Ve sầu phải sống dưới lòng đất tối tăm ba năm (có loài ve sầu Mỹ sống dưới lòng đất 17 năm), chịu đựng đủ cô đơn, lớn lên nhờ nước rễ cây. Sau những năm tháng ẩn sâu dưới đất đó, chúng chỉ đợi đến một ngày mùa hạ để lột xác và trưởng thành. Đây được gọi là Định luật của ve sầu.
Càng gần đến thành công, áp lực càng lớn và bạn càng cần phải kiên trì. Để chạm tới một tương lai tươi sáng, bạn phải chịu đựng sự cô đơn và không được bỏ cuộc.
Có thể thấy, quy luật của ve sầu có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta, bởi vì cuộc sống là một quá trình lâu dài và gian khổ, để sống một cuộc sống như mơ ước, trước tiên cần phải làm việc chăm chỉ.
Nếu bạn muốn tạo dựng một sự nghiệp cho riêng mình, bạn phải bắt đầu từng chút một, không bao giờ ngừng nỗ lực, không bỏ cuộc giữa chừng và nhất định phải có quyết tâm chạm tay đến đích.
Quy luật cửa sổ vỡ: Hãy nghiêm khắc với bản thân và đừng bao giờ gục ngã
Philip Sinbad, một nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã thực hiện một thí nghiệm vào năm 1969. Ông đặt hai chiếc xe giống hệt nhau và đậu chúng ở các dãy nhà khác nhau. Ông cũng tháo biển số của một trong hai chiếc xe. Sau đó, Phlipil dùng búa đập vào một lỗ lớn trên kính ô tô.
Kết quả là chiếc ô tô bị vỡ kính đã biến mất chỉ sau vài giờ. Dựa trên thí nghiệm này, các nhà tâm lý học đã đưa ra lý thuyết "hiệu ứng cửa sổ vỡ": Nếu cửa sổ của một ngôi nhà bị hỏng và không có ai sửa chữa chúng, thì những cửa sổ khác sẽ bị hỏng bằng cách nào đó ngay sau đó.
Nếu có một số hình vẽ bậy trên tường mà không được làm sạch, bức tường sẽ nhanh chóng bị bao phủ bởi những thứ lộn xộn và khó coi. Ở một nơi rất sạch sẽ, người ta sẽ xấu hổ khi vứt rác, nhưng một khi rác đã xuất hiện trên mặt đất, người ta sẽ vứt rác khắp nơi mà không do dự.
Mọi người sẽ cố gắng bảo vệ những điều tốt đẹp, và một khi những điều tốt đẹp có dấu hiệu xấu đi, người ta sẽ vô tình hoặc cố ý khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Đây là lý thuyết cơ bản của "thuyết cửa sổ vỡ".
Có vô số ví dụ về "lý thuyết cửa sổ vỡ" trong cuộc sống. Chẳng hạn, buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nhấc điện thoại lên và tự nhủ mình chỉ chơi vài phút nhưng đến khi tắt máy đã là vài giờ sau. Một khi bạn có bước "phá vỡ" đầu tiên, kết quả sẽ mất kiểm soát. Khi một người cho phép mình có lần đầu tiên, thì sẽ có vô số lần tương tự trong tương lai.
Vì vậy, thành công là một khái niệm mở nhưng cũng rất đơn giản: Bạn chỉ cần kiên trì hơn khi người khác bỏ cuộc, nghiêm túc hơn khi người khác chểnh mảng, dũng cảm khi người khác gặp khó khăn bởi được và mất, cuối cùng bạn sẽ dễ dàng chiến thắng.
Nguồn: Abolouwang