Muốn quản lý và tiêu tiền ít hơn, bạn hãy thử 3 cách sau
Bạn nên đặt nhãn cho các sản phẩm khi mua. Một món đồ 'cần thiết' sẽ khác hoàn toàn với món đồ bạn 'thích mua'. Điều này giúp lọc các giao dịch xuống thấp nhất, tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho bạn.
- 19-02-2023Vì sao nhiều tỷ phú có tiền tiêu 4.000 năm không hết nhưng vẫn buồn phiền, thậm chí trầm cảm? Tâm lý học có câu trả lời gây ngỡ ngàng
- 19-02-2023Thu nhập gần 3 tỷ đồng vẫn nợ chồng chất, không mua nổi một ngôi nhà: Kiếm tiền mà không biết tiêu tiền thì mãi cũng không giàu
- 16-02-2023Những lần nhà giàu tiêu tiền hết hồn: Người chi 5 tỷ kéo chân chỉ để review, người chốt căn penthouse trong một nốt nhạc
Sau khi ổn định lại từ thời gian dịch bệnh hạn chế ra ngoài, nhiều người đã tăng mức tiêu dùng của mình lên cao. Các chuyên gia tài chính đã đánh giá đây là hành động "chi tiêu trả thù" của người tiêu dùng, với mong muốn bù đắp lại khoảng thời gian không thể ra ngoài lúc trước.
Các giao dịch mua sắm của người tiêu dùng tăng lên, chủ yếu là chi vào hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống và nghỉ dưỡng. Việc chi tiêu nhiều hơn trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề lớn, chẳng hạn như mắc nợ, cạn kiệt quỹ khẩn cấp hoặc căng thẳng về tài chính.
Có một tin vui cho bạn là để hạn chế điều này vẫn có những giải pháp đơn giản, dễ áp dụng. Vivan Tu, một cựu giao dịch viên của JP Morgan và hiện là TikToker, đưa ra 3 lời khuyên tài chính cá nhân giúp bạn quản lý được chi tiêu và tiêu tiền ít hơn .
Vivian Tu - một cựu giao dịch viên của JP Morgan và hiện là TikToker.
1. Thực hiện theo phương pháp 50/30/20
Phương pháp tài chính có tên gọi là 50/30/20 là một trong những cách quản lý tiền yêu thích của Vivan Tu. Đơn giản vì nó khiến việc lập ngân sách thực sự dễ dàng hơn với Vivan Tu. Với phương pháp này, bạn chỉ cần theo dõi ba loại chi tiêu cụ thể là đã theo dõi sát sao được ngân sách chi tiêu và duy trì nó là được.
Để áp dụng phương pháp tài chính này, hãy bắt đầu bằng cách phân bổ 50% thu nhập của bạn cho các nhu cầu cần thiết như tiền thuê nhà, xăng xe, đồ dùng tạp hóa cho cuộc sống. Tiếp theo, hãy dành 30% cho những mong muốn, chẳng hạn như đi ăn tối với bạn bè. Cuối cùng, hãy dành 20% số tiền của bạn để tiết kiệm, đầu tư và trả nợ.
Trong quá trình chi tiêu bạn cũng nên đặt nhãn cho các sản phẩm. Một món đồ "cần thiết" sẽ khác hoàn toàn với món đồ bạn "thích mua". Điều này giúp lọc các giao dịch xuống thấp nhất, tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho bạn.
Ảnh minh họa.
2. Cân bằng giữa trả nợ và đầu tư/tiết kiệm
Khoản nợ lãi suất cao thường gây ra áp lực tâm lý lớn và bạn luôn muốn dồn toàn bộ số tiền của mình để trả. Tuy nhiên việc tiết kiệm cho tương lai cũng rất quan trọng. Thế nên việc tiết kiệm và đầu tư càng sớm sẽ càng tốt, vì bạn cần cho số tiền của mình có thời gian để sinh lãi kép tăng trưởng.
Thật khó để đưa ra quyết định trả cho tiết kiệm - đầu tư hay trả nợ nhiều hơn. Vivan Tu đưa lời khuyên mọi người nên cân bằng giữa hai điều này. Đối với nợ nên lựa chọn các khoản có lãi suất cao để trả trước. Tiếp theo mới đến các khoản nợ có lãi suất thấp. Và điều quan trọng là đừng để sự biến động của thị trường làm bạn sợ đầu tư.
3. Tìm 1 người bạn đồng hành
Cho dù bạn đang tiết kiệm cho một mục tiêu nhỏ như kỳ nghỉ dưỡng, món đồ gia dụng, hay một dự định gì lớn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe thì việc tìm một người bạn tâm sự về mục tiêu tài chính đó rất cần thiết. Nó có thể giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
Bởi bạn sẽ dễ dàng bỏ qua việc không đạt được mục tiêu khi chỉ mình bạn biết, nhưng sẽ xấu hổ hơn một chút khi không đạt được mục tiêu mà bạn đã nói với người khác. Tuy việc chia sẻ thẳng thắn thông tin về tình hình tài chính sẽ khiến bạn lo sợ nhưng nó vẫn có những lợi ích nhất định.
Theo cnbc
Thể Thao Văn Hóa