Muốn thành công, hãy học Khổng Tử cách làm người, học Tào Tháo cách sống ở đời
Người xưa có câu: Học làm người trước, làm việc sau. Nhưng làm việc ra sao, học làm người như thế nào không phải là điều ai cũng biết. Con người hiện đại có cuộc sống vật chất đầy đủ, song đôi khi lại thiếu sự tinh tế trong đạo đối nhân xử thế. Khi ấy những bài học làm người của cổ nhân chính là cứu cánh cho chúng ta trong cuộc sống bộn bề này.
- 06-09-2017Tào Tháo để lại 7 bài học về cách sống ở đời: Điều số 1 vận vào ai cũng đúng
- 30-08-2017Thăm Lão Tử về 3 ngày không nói, cuối cùng Khổng Tử mới thốt lên 1 câu, ngàn năm vẫn đúng!
- 26-04-2017Đọc, ngẫm và thấm được 10 lời răn dạy “đắt hơn vàng” từ Đức Khổng Tử: Cuộc đời bạn sẽ thay đổi!
Học Khổng Tử cách làm người
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục nổi tiếng người Trung Hoa. Các bài giảng, lời dạy và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và đề cao các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.
Ông lưu lại cho hậu thế nhiều di sản tinh thần quan trọng. Đối chiếu với xã hội hiện đại, những tư tưởng của Khổng Tử hãy còn nguyên giá trị đáng để người đời sau học hỏi.
1. Cách làm người của bậc thánh nhân
– Thành tín: Nói lời thành thật, có độ tin cậy
– Đạo hiếu: Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu.
– Hối lỗi: Phải biết ăn năn, hối cải khi biết mình sai.
– Chí hướng: Làm người phải có mục tiêu riêng, không để những kẻ lỗ mãng làm lung lay chí hướng của mình.
– Bạn bè: Giữ tình bạn ở mức độ thân thiết phù hợp.
– Khoan dung: Là một loại cảnh giới
2. Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân:
– Nghe lời người khác nói thôi thì chưa đủ, cần phải quan sát hành động thực tế của họ để hiểu hơn.
– Sống linh hoạt, không tự phụ.
– Người không cùng chí hướng với ta thì không nên kết thành bạn bè.
– Dĩ hòa vi quý: Trong mọi trường hợp nên dùng sự hòa ái, ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ.
– Cảnh giới cao nhất: Thái độ làm người trung dung, tức là giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập.
3. Lời nói và hành động của bậc thánh nhân
– Với những lời đồn đãi vô căn cứ, người thông minh sẽ biết cách tránh xa và bỏ ngoài tai.
– Không nên khoe khoang, nói được phải làm được.
– Nóng vội hấp tấp sẽ hỏng việc, đừng ham mê những lợi ích cá nhân nhỏ nhặt.
– Làm việc gì cũng phải trung nghĩa.
– Làm người phải ngay thẳng, trung thực.
4. Luôn sống lạc quan, vui vẻ
– Phải giàu lòng nhân ái, giàu tình cảm
– Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh).
– Thay đổi hoàn cảnh, chi bằng thay đổi bản thân trước.
– Đời người có vui vẻ hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta.
– Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt.
5. Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản
– Những sự việc khiếm nhã, trái với lẽ thường chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác.
– Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
– Qua gian nan thử thách chông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người.
– Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình.
6. Tài đức vẹn toàn mới có thể giành được lòng người
– Sự thắng lợi nhỏ là dựa vào trí tuệ, sự thắng lợi lớn là dựa vào đức hạnh.
– Bất kể việc gì nên tự yêu cầu bản thân làm cho tốt rồi mới nên yêu cầu người khác
– Quân tử giúp người khác hoàn thành những việc tốt mà không dung túng những việc xấu xa. Tiểu nhân hoàn toàn ngược lại.
– Người chú tâm vào việc học hành càng đến gần với thành công hơn.
– Sống tới già, học tới già.
7. Tĩnh lặng đứng từ xa quan sát, lập chí lớn, làm người khiêm tốn
– Nói ít làm nhiều, làm người phải có sự khiêm tốn.
– Phải kiên trì bền bỉ mới có thể làm được mọi việc mình muốn.
– Phải linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
8. Biết tự nhìn vào sai lầm của bản thân, biết mang ơn thì mới có thể chiến thắng mọi nghịch cảnh
– Mỗi ngày đều nên tự kiểm điểm bản thân về những việc mình đã làm.
– Khiêm tốn là một loại mỹ đức.
– Việc nhỏ không nhẫn nhịn được sẽ khó làm nên việc lớn.
– Ở đời không sợ không có chỗ đứng trong xã hội, mà chỉ sợ không có năng lực đứng được ở vị trí đó.
– Hãy học cách biết cảm ơn.
Học Tào Tháo cách sống trên đời
Tào Tháo là nhà quân sư kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Song hình tượng về nhân vật này hầu hết được khắc họa phản diện và bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung. Do vậy, ông bị người đời coi là kẻ gian hùng, dối trá, vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa.
Nhưng thực tế lại cho thấy, ông thực sự là một nhà quân sư kiệt xuất bậc nhất thời Đông Hán. Trải qua thời gian dài của lịch sử, với những lời nói của Tào Tháo được ghi chép lại, đã cho thấy một con người tài năng lỗi lạc. Những triết lý sống của ông dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn được lưu truyền và để lại rất nhiều bài học cho hậu thế sau này.
1. Biết co biết duỗi, đừng phô trương khả năng nhất thời
– Chỉ làm vương không xưng đế, không quan tâm tới danh lợi nhất thời.
– Biết co biết duỗi đúng lúc, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
– Biết cách thỏa hiệp, tiến lùi đúng lúc, đúng mức độ.
– Đôi khi khuất phục cũng là thông minh.
2. Can đảm, thận trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên sự nghiệp
– Không đi theo lối mòn, khuôn phép cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn.
– Biết cách thể hiện bản thân cũng là một loại năng lực cạnh tranh.
– Dám nghĩ dám làm, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
3. Chăm chỉ khổ luyện, mới có thể đạt được mục đích sau cùng
– Nhìn vào phong thái và sự tự tin của người khác.
– Dù chọn con đường nào cũng phải tự mình đi.
– Nghiêm túc tự rèn luyện bản thân, tự lấy bản thân làm gương mẫu mực.
– Gặp nguy không loạn, gặp biến không sợ hãi.
4. Biến sự giúp đỡ của người khác thành sức mạnh của mình, để vượt lên trên mọi người
– Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể, có tinh thần hợp tác.
– Không dựa vào một khuôn mẫu, mới có thể phát triển.
– Có tấm lòng khoan dung rộng mở, mới có thể tìm được người đại tài trong những kẻ tiểu nhân.
– Biết nhìn xa trông rộng, thoát khỏi vòng tròn bó buộc nhỏ hẹp, mới có thể kết giao với những người tài giỏi ở ngoài vòng tròn.
– Biết thu nạp những người tài về dưới tay mình.
5. Nhìn xa trông rộng để phỏng đoán xu thế
– Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần bắt tay xử lý từ những chi tiết nhỏ nhất.
– Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần tìm được người thay thế mình về sau.
– Muốn đạt được nguyện vọng về một việc nào đó, trước tiên hãy biết cho đi.
6. Người quản lý phải luôn có đầu óc linh hoạt, cả đời vẫn phải học cách trở thành lãnh đạo
– Đối với những nhân tố ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của sự nghiệp cần đề phòng cẩn thận.
– Thưởng phạt nhất định phải phân minh.
– Người quản lý phải luôn có đầu óc linh hoạt, đa dạng.
– Dùng người thì không nghi ngờ người, người nghi ngờ vẫn có thể dùng.
7. Tính toán trước kỹ càng, vĩnh viễn không sợ thất bại
– Làm mọi việc đến nơi đến chốn, về sau không phải hối hận hay lo lắng.
– Đôi khi phải quyết tâm từ chối, có can đảm nói “không”.
– Dù trong nghịch cảnh cũng phải suy nghĩ lạc quan, vĩnh viễn không sợ thất bại.