Mỹ có thể mất tới 7.900 tỷ USD vì đại dịch Covid-19
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ công bố dự báo cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể thiệt hại tới 7,9 nghìn tỷ USD vì đại dịch Covid-19, vốn đã làm gần 105.000 người thiệt mạng ở nước này.
- 02-06-2020Không phải dịch tễ học, làn sóng địa chính trị mới là thứ đáng lo ngại nhất trong thế giới hậu Covid-19
- 01-06-2020Đang bùng nổ tăng trưởng bỗng mất đà vì giãn cách xã hội, thành phố này bị Covid-19 tàn phá nặng nề hơn bất cứ đô thị nào ở Mỹ
- 01-06-2020Kinh tế Mỹ "họa vô đơn chí": Chưa thể vực dậy sau khủng hoảng Covid-19, giờ đây lại chìm sâu trong bạo lực và biểu tình
- 30-05-2020Covid-19 huỷ diệt mọi thứ: Lần đầu tiên trong lịch sử, cả tháng 4 Thái Lan không đón bất kỳ vị khách quốc tế nào, doanh thu liên quan là 0
- 30-05-2020Bi kịch ngành công nghiệp may mặc 2,5 nghìn tỷ USD: Hãng thời trang 'quỵt nợ' vì Covid-19, các nhà sản xuất phá sản, đẩy hàng triệu lao động vào cảnh nghèo đói
Theo báo cáo được công bố hôm 1/6, đại dịch Covid-19 sẽ giáng một đòn đau đớn và kéo dài với nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, nó sẽ gây thiệt hại 7,9 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới hoặc 3% GDP thực của nước này. Nếu không điều chỉnh theo lạm phát, cơ quan này cho biết đại dịch Covid-19 sẽ lấy đi của Mỹ 16.000 tỷ USD trong 10 năm tới.
Các ước tính này được xem là bằng chứng chính thức về thiệt hại do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra, phản ánh dự báo về chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh giảm sút trong những năm tới. Phần lớn sản lượng giảm được dự báo là kết quả của lạm phát yếu hơn khi giá năng lượng và vận tải sẽ tăng chậm hơn.
Phillip L. Swagel, Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ báo cáo rằng, mức độ không chắc chắn cao bất thường khiến các dự báo kinh tế kém lạc quan. Hiện tại, chưa ai biết khi nào đại dịch mới chấm dứt. Các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, có thể kéo theo những hậu quả với nền kinh tế, chưa biết khi nào mới được xóa bỏ.
Hiện tại, nước Mỹ đang tiến hành nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhưng các cuộc biểu tình hóa thành bạo động liên quan đến cái chết của một công dân da màu dưới tay cảnh sát da trắng đang cản trở các hoạt động kinh doanh. Thậm chí, hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa sau khi hiện tượng đập phá, hôi của xảy ra trên khắp nước Mỹ.