Mỹ đang trải qua 'bão phá sản' chưa từng có trong lịch sử
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa do không đủ tiền chống chọi lại cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 đem lại.
- 17-05-2020Thai Airways lớn mạnh thế nào trước khi nộp đơn xin phá sản?
- 17-05-2020Bộ trưởng Tài chính Thái Lan: Thai Airways đang được cân nhắc cho phá sản
- 16-05-2020Tập đoàn bán lẻ 118 tuổi JC Penney phá sản: Sai lầm của những cửa hàng truyền thống
"Các bạn sẽ chứng kiến một lượng lớn các doanh nghiệp phá sản tại Mỹ", Chủ tịch James Bullard của FED chi nhánh St Louis tuyên bố.
Đồng quan điểm, chuyên gia Peter Oag của ngân hàng Lazard cũng cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro phá sản hàng loạt sau dịch Covid-19.
Vậy thực tế tình hình các doanh nghiệp Mỹ tồi tệ đến mức nào?
Nền kinh tế số 1 thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều đơn xin phá sản của các tập đoàn lớn, và năm 2020 có thể là năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng 2009. Trong vài tuần vừa qua, hàng loạt những cái tên đình đám như Neiman Marcus, J Crew, Gold’s Gym… đều đã nộp đơn xin phá sản. Nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Het, Chesapeake Energy cũng đang bên bờ vực vỡ nợ.
Với khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ chưa phục hồi nhanh chóng lại được trong những tháng tới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa do không đủ tiền chống chọi lại cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 đem lại.
Hiện rất nhiều dấu hiệu cho thấy một làn sóng phá sản hàng loạt đang hiện hữu tại Mỹ. Chúng ta có thể nhìn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nơi các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn và cũng là hàn thử biểu đo lường mức độ đánh giá của nhà đầu tư. Khoảng 2/3 số trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính tại Mỹ hiện nay được đánh giá ở mức BBB, tức gần với loại "trái phiếu rác" (Junk Bond).
Vào tháng 4/2020, Goldman Sachs dự báo hơn 550 tỷ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ sẽ rơi xuống thành trái phiếu rác vào tháng 10/2020, qua đó đóng góp thêm 40% tính theo giá trị cho thị trường Junk Bond này.
Chuyên gia Edward Altman của trường Stern Business School nhận định khoảng 8% những công ty xếp hạng tín dụng thấp sẽ phá sản trong vòng 12 tháng tới. Tỷ lệ này sẽ đạt 20% trong 2 năm tới và khoảng 165 tập đoàn lớn, tức là những công ty có hơn 100 triệu USD vốn lưu động cũng sẽ phải phá sản vào cuối năm 2020.
Distressed Securitires là chứng khoán của một công ty sắp phá sản hoặc đang trong quá trình làm thủ tục phá sản. Phá sản xảy ra do không ty không có khả năng trả các nghĩa vụ tài chính. Khi gặp phải hoành cảnh này, các công cụ tài chính của công ty đã phải chịu suy giảm lớn trong giá trị. Distressed securities có thể bao gồm: cổ phiếu phổ thông và ưu đãi, nợ ngân hàng, nợ thương mại, và trái phiếu công ty.
Do những suy giảm trong giá trị, loại chứng khoán này thường trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các món hời và bằng lòng chấp nhận rủi ro. Lí do có các nhà đầu tư vào loại chứng khoán này là do có niềm tin rằng tình hình của doanh nghiệp không xấu như thị trường tưởng, hoặc công ty sẽ "sống sót" hoặc các tài sản bán đi sau khi phát mại sẽ đủ để chi trả các khoản đầu tư ban đầu.
Một dấu hiệu nữa cho thấy nguy cơ phá sản hàng loạt tại Mỹ đang tăng cao là tỷ lệ trái phiếu của các công ty sắp phá sản. Những loại trái phiếu này thường được đánh giá còn thấp hơn cả các trái phiếu rác.
Trong khoảng 16/3-10/4, S&P Global cho biết tỷ lệ trái phiếu của các công ty sắp phá sản trong tổng số trái phiếu rác đã tăng từ 25% lên 30%. Trong số 32 trái phiếu rác thực sự vỡ nợ trong tháng 4/2020, khoảng 21 trái phiếu là thuộc các công ty Mỹ.
Với sự suy giảm của giá dầu cũng như ảnh hưởng từ lệnh cách ly do dịch Covid-19, khoảng 70% số công ty dầu khí có mức xếp hạng tín dụng thấp đang có trái phiếu được xếp hạng dành cho doanh nghiệp sắp phá sản. Tỷ lệ này ở các ngành nghề khác là chưa đến 35%.
So sánh với những cuộc khủng hoảng trước đây, làn sóng phá sản hiện nay được đánh giá là cao hơn nhiều. Trong thời kỳ đỉnh điểm khủng hoảng 2009, tỷ lệ các doanh nghiệp có trái phiếu rác vỡ nợ chỉ vào khoảng 10%. Tuy nhiên theo Moody, con số này hiện nay có thể lên đến 20,8%.
Đồng quan điểm, chuyên gia Debra Dandeneau của hãng luật Baker McKenzie nhận định làn sóng phá sản lần này sẽ sâu rộng hơn so với năm 2008 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là quá lớn. Dẫu vậy, đợt phá sản lần này sẽ không quá nhanh như các lần trước mà cần vài tháng để tác động đến doanh nghiệp.
"Quên cầm máu vết thương"
Một yếu tố nữa khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào doanh nghiệp là họ chưa biết bao giờ thì nền kinh tế Mỹ mới thực sự phục hồi trở lại.
"Rất khó để đánh giá giá trị của các công ty khi không dự đoán được các dòng tiền và định hướng tương lai của thị trường", Chuyên gia William Derrough của Moelis& Company nhận định.
Việc không dự đoán được bao giờ công ty có thể kiếm tiền trở lại hay thoát khỏi tình trạng thua lỗ như hiện nay khiến các nhà đầu tư bất an cũng như khó đưa ra các quyết định có cho doanh nghiệp phá sản hay đảo nợ.
May mắn thay, trái với các làn sóng khủng hoảng trước đây là nguồn vốn trên thị trường hiện nay vô cùng nhiều. hàng loạt gói kích cầu hỗ trợ cũng như nguồn tiền dồi dào của các nhà đầu tư có thể giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng. Bởi cuộc khủng hoảng lần này không phải do các yếu tố như bong bóng xì hơi hay đổ vỡ nền nếu doanh nghiệp đảm bảo được niềm tin cho các nhà đầu tư, họ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn.
Dẫu vậy, khó khăn hiện nay vẫn nằm ở tâm lý người tiêu dùng. Việc hạn chế chi tiêu và tâm lý sợ khủng hoảng khiến người dân tiết kiệm nhiều hơn. Bên cạnh đó lượng người thất nghiệp tăng khiến nhu cầu tiêu dùng đi xuống, qua đó ảnh hưởng ngược lại đến các doanh nghiệp tạo nên vòng luẩn quẩn.
"Phần lớn những gì chúng ta làm hiện nay là tiếp máu cho doanh nghiệp, thế nhưng chúng ta lại quên mất còn chưa cầm máu vết thương", Chuyên gia Derrough ngậm ngùi nói.
Tổ quốc