Mỹ ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm hãng công nghệ Đức
Mỹ muốn chặn đứng vụ mua lại hãng công nghệ Đức của một công ty Trung Quốc, dấu hiệu cho thấy làn sóng thâu tóm công nghệ của nước này đang dấy lên nhiều lo ngại an ninh trong thế giới phương Tây.
- 01-08-2016Thua lỗ không ngừng, Uber Trung Quốc bất ngờ bị đối thủ thâu tóm
- 19-04-2016Quỹ Trung Quốc muốn bỏ 8 tỷ USD thâu tóm chi nhánh của tập đoàn sở hữu KFC, Pizza Hut
- 23-03-2016Mỹ có nguy cơ "thua đau" trước Trung Quốc trong vụ thâu tóm Sheraton
Vụ thâu tóm Aixtron SE, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Đức, của công ty Trung Quốc Fujian Grand Chip vấp phải hàng loạt rào cản từ các nhà chức trách.
Thứ Sáu tuần trước, Aixtron SE cho biết vừa được Ủy ban về Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) thông báo về “các quan ngại an ninh quốc gia Mỹ về giao dịch đề xuất chưa được giải quyết”. Tháng 10/2016, Bộ Kinh tế Đức cũng rút lại quyết định phê chuẩn cho Fujian Grand Chip của Trung Quốc mua lại Aixtron.
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Đức nói CFIUS đề nghị các bên “từ bỏ toàn bộ giao dịch” và nhà chức trách lên kế hoạch đề nghị Tổng thống Barack Obama cấm thương vụ diễn ra vì không có biện pháp nào để giảm thiểu lo ngại.
Những người thân cận với CFIUS nghi ngờ công nghệ chất bán dẫn mới, hiệu quả cao dựa trên gallium nitride (GaN) là hòn đá ngáng đường thương vụ Aixtron. Công nghệ GaN có khả năng cải tiến các ứng dụng quân đội như truyền dẫn radar nhờ tăng cường sức mạnh và giảm bớt điện năng tiêu thụ. Lầu Năm Góc đặt cược vào GaN để nâng cao hiệu suất một số vũ khí phức tạp nhất, chẳng hạn hệ thống phòng tên lửa Thaad hay chương trình làm nhiễu radar địch của hải quân.
Aixtron đã đang bán sản phẩm áp dụng GaN nhiều năm nay cho các công ty như nhà thầu quốc phòng Mỹ Northrop Grumman. Theo công ty, Tổng thống Mỹ “bây giờ phải ra quyết định cấm hoặc cho phép giao dịch đề xuất trong vòng 15 ngày làm việc”.
Aixtron đang gặp khó khăn vài năm gần đây, đặc biệt sau khi Sanan Optoelectronics của Trung Quốc cắt giảm lượng đơn hàng lớn cuối năm ngoái. Động thái này khiến giá trị thị trường của hãng giảm một nửa. Vài tháng sau, Grand Chip đề nghị mua lại Aixtron.
Việc CFIUS tham gia vào các giao dịch quan trọng không phải điều mới mẻ. Hãng điện tử Royal Philips NV của Hà Lan trong năm nay cũng hủy thương vụ bán bộ phận linh kiện chiếu sáng và chiếu sáng xe hơi cho nhà đầu tư Trung Quốc bởi CFIUS phá giao dịch vì các lo ngại bảo mật.
ICTnews