MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ ngày càng bất lực với Israel

01-10-2024 - 18:20 PM | Tài chính quốc tế

Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel vào miền nam Li-băng ngày 30/9. (Ảnh: Getty)

Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel vào miền nam Li-băng ngày 30/9. (Ảnh: Getty)

Việc Israel đưa quân vào miền nam Li-băng tạo nên một thực tế mới sau 1 năm xung đột: Mỹ trở nên bất lực với việc kiềm chế đồng minh của mình, cũng không còn khả năng xoay chuyển cuộc khủng hoảng khu vực đang xấu đi nhanh chóng.

Ngày 30/9, Israel đưa bộ binh tiến vào miền nam Li-băng, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến với lực lượng Hezbollah. Israel gọi đây là “chiến dịch trên bộ hạn chế”, bất chấp lời kêu gọi suốt mấy tuần qua của Washington phải kiềm chế và xuống thang.

Quân Israel tiến vào nước láng giềng chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu: “Chúng ta cần có thỏa thuận ngừng bắn ngay lúc này”. Ông nói như vậy khi được hỏi rằng ông có biết về chiến dịch tấn công của lực lượng Israel ở miền nam Li-băng hay không. “Tôi thoải mái hơn nếu họ dừng lại”, Tổng thống Mỹ nói.

Những phát biểu này cho thấy khoảng cách lớn giữa Chính phủ Mỹ và Israel, vào ngày mà Thủ tướng Netanyahu nói với người Iran: “Không nơi nào ở Trung Đông mà Israel không thể vươn tới ”.

Khác biệt ngày càng lớn khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần. Ông Biden còn ít dư địa để hành động nếu muốn tránh để cuộc chiến ở Trung Đông ảnh hưởng đến chính trị trong nước. Thủ tướng Netanyahu chắc chắn hiểu rõ điều này.

Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, phần lớn vẫn phải theo quan điểm chính thức của chính quyền, dù có lần bà thể hiện quan điểm cứng rắn hơn với ông Netanyahu khi nói về số phận của dân thường Palestine.

Sự bất lực của Mỹ và sự bất chấp của Israel đã thể hiện nhiều lần từ khi Hamas tấn công vào miền nam Israel ngày 7/10/2023, dẫn đến việc Israel đưa quân vào Dải Gaza và gần đây là hàng loạt cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah ở Li-băng.


Ông Netanyahu thường hành động trước rồi mới tham vấn Mỹ, kể cả khi những hành động của ông chắc chắn làm hỏng những nỗ lực ngoại giao của Mỹ và làm tăng nguy cơ Washington bị kéo vào chiến tranh khu vực. Một ví dụ là Mỹ không được thông báo trước về cuộc không kích của Israel ngày 27/9, loại bỏ lãnh đạo Hezbollah Sayed Hassan Nasrallah .

Cách làm này khiến chính quyền của Tổng thống Biden trông có vẻ là khán giả hơn là một bên tham gia chủ động vào các sự kiện. Hàng chục chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken đến khu vực không mang lại kết quả rõ ràng nào. Mỹ không ngừng thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza mà cả ông Netanyahu và Hamas đều có vẻ không muốn.

Đây không chỉ là sự mất mặt về ngoại giao. Bất kỳ dịp nào tổng thống Mỹ bị phớt lờ công khai đều đồng nghĩa với sự tổn hại về uy tín cá nhân và sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Khả năng cao là ông Biden, người tự nhận mình là một chuyên gia về chính sách đối ngoại, sẽ kết thúc nhiệm kỳ ở Nhà Trắng với di sản bị hoen ố vì chiến tranh Trung Đông .

Ván cược của nhà lãnh đạo Israel, rằng chính quyền Tổng thống Biden sẽ vẫn bảo vệ an ninh cho nhà nước Do Thái đã thu được kết quả. Một ví dụ là Mỹ và các đồng minh đã giúp Israel chặn hầu hết tên lửa và máy bay không người lái mà Iran bắn vào Israel hồi tháng 4, dù Mỹ không biết trước việc Israel tấn công tòa nhà ngoại giao của Iran ở Damascus trước đó, khiến 8 sĩ quan cấp cao của Iran thiệt mạng.

Và cho đến nay, Tổng thống Biden, người luôn tự hào là một trong những chính trị gia ủng hộ Israel nhất trong lịch sử Mỹ, miễn cưỡng với việc sử dụng công cụ mà ông có trong tay: Dừng cung cấp vũ khí cho Israel. Cách này có thể gây ra những tác động chính trị lớn trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và khiến ông Biden bị buộc tội bỏ rơi đồng minh.

Lợi ích và tồn vong

Tại sao sự chia rẽ giữa Mỹ và Israel lại gia tăng?

Các sự kiện năm ngoái đẩy Mỹ và Israel vào tình thế mà lợi ích quốc gia của hai bên xung đột trực tiếp với nhau. Chính phủ Netanyahu coi cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023 là mối đe dọa hiện hữu đối với sự tồn vong của nhà nước Israel và người Do Thái ở Trung Đông.

Với tư duy đó, họ có thể bỏ qua cảm giác bất mãn mạnh mẽ với Nhà Trắng. Và cảm giác rằng Israel đang tiến hành cuộc chiến để sinh tồn khiến các nhà lãnh đạo nước này biện minh cho hành động gây thương vong lớn cho dân thường Palestine ở Dải Gaza, dù phần còn lại của thế giới coi cuộc tàn sát này là bất cân xứng quá mức.

Trong khi đó, Washington nhìn những sự kiện đó qua lăng kính chiến lược rộng hơn, với nỗi lo những chiến thắng ngắn hạn của Israel là không bền vững và có thể trở thành tiền đề cho nhiều thập kỷ bất ổn và chiến tranh. Lợi ích quốc gia của Mỹ không chỉ nằm ở việc bảo vệ Israel.

Nhà Trắng đang cố gắng tránh để bị cuốn vào một cuộc xung đột cay đắng khác ở Trung Đông, sau khi phải rút quân trong hỗn loạn khỏi Iraq và Afghanistan.


Mỹ vẫn còn các tiền đồn ở khu vực, bao gồm cả ở Syria và Iraq, nơi dễ bị các lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công, như vụ tiền đồn ở Jordan bị máy bay không người lái tấn công hồi tháng 1, khiến 3 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Những sự kiện ở Trung Đông cũng gây ra những tác động lớn ở quy mô toàn cầu. Việc Houthi nhắm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ gây tác động kinh tế lan tỏa, làm chậm chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí bảo hiểm...

Theo CNN

Theo Thu Loan

Tiền phong

Từ Khóa:
Trở lên trên