Mỹ "ráo riết" đi tìm tiêm kích tàng hình F-35 bị rơi: Ưu thế vượt trội lại là điểm bất lợi
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có giá đắt nhất của Không lực Mỹ (USAF), F-35B đã mất tích sau một sự cố khiến phi công phải nhảy dù ở Nam Carolina.
Một cuộc tìm kiếm ráo riết đã được tiến hành bởi chiếc máy bay này có thể đã tránh được radar. Các nhà quan sát băn khoăn rằng liệu khả năng bay tàng hình của F-35 có cản trở nỗ lực tìm kiếm hay không.
Nhanh chóng đi tìm xác máy bay
Phi công gặp sự cố trên máy bay đã được điều trị tại một bệnh viện địa phương sau khi nhảy dù ra khỏi F-35 vào lúc khoảng 2 giờ chiều ngày 17/9 (giờ địa phương). Tuy nhiên, chiếc máy bay trị giá 90 triệu USD vẫn chưa được tìm thấy cho đến tối cùng ngày.
Chiếc máy bay được giao cho Phi đội huấn luyện tấn công thủy quân lục chiến 501 và Căn cứ chung Charleston. Hiện các thông báo tìm kiếm đã được đưa ra, kêu gọi công chúng giúp xác định vị trí của chiếc máy bay chiến đấu.
Dựa trên vị trí cuối cùng của F-35, việc tìm kiếm đang được tiến hành quanh hồ Moultrie và Marion ở Nam Carolina.
"Nếu bạn có bất cứ thông tin nào có thể giúp các đội tìm kiếm của chúng tôi xác định được vị trí của F-35, vui lòng gọi cho Trung tâm Điều hành của căn cứ Charleston theo số 843-963-3600”, Căn cứ Charleston viết trên một bài đăng trên X (trước là Twitter).
Một quan chức nói với EurAsian Times: "Máy bay chiến đấu này không có thiết bị định vị địa hình nào bên trong, bởi vậy, nếu nó biến mất khỏi radar, sẽ rất khó để tìm kiếm nó bằng phương pháp điện tử."
Thủy quân lục chiến Mỹ là đơn vị vận hành chính máy bay chiến đấu F-35B của Lockheed Martin.
EurAsian Times cũng nhận định, khả năng máy bay chiến đấu rơi xuống đại dương là không thể loại trừ. Vụ việc gọi nhớ tới thời điểm một chiếc MiG-23 vẫn tiếp tục bay 900 km vào không phận NATO mà không có người lái sau khi phi công Liên Xô đã nhảy dù. Sau đó chiếc MiG-23 này bị rơi ở Bỉ.
F-35 Lightning II được mệnh danh là một trong những máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất từng bay trên bầu trời. Khả năng di chuyển vào và ra khỏi không gian mà không bị phát hiện đã chứng minh khả năng tàng hình của nó.
Với chiều dài 51 feet và rộng 35 feet, F-35 không phải là một chiếc máy bay nhỏ. Nhưng hình dạng của nó được thiết kế để làm chệch hướng của radar. Bề mặt của F-35 cũng được làm nhẵn “để cho phép năng lượng radar truyền qua nó một cách trơn tru” - tương tự như nước chảy qua mặt phẳng nhẵn.
Khi công nghệ phòng không và radar tiếp tục phát triển vượt bậc, F-35 đòi hỏi mọi khả năng tàng hình để tồn tại trong không phận đầy tranh chấp. Và Không quân Mỹ đã làm được điều này. Lớp sơn đặc biệt có công nghệ khó bị phát hiện, phe đối lập khó tìm ra, theo dõi hoặc nhắm mục tiêu.
Những lần F-35 gặp tai nạn
Vào năm 2018, F-35 đã lần đầu gặp nạn sau 17 năm phát triển. Độ "kỳ lạ" của tai nạn khi đó tương tự với tai nạn lần này. Một chiếc may bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến đã bị rơi ở Nam Carolina vào năm 2018.
Năm 2022, một chiếc F-35B khác hạ cánh ở Texas. Sau vụ việc, Lockheed Martin đã cho một số chiếc F-35 ngừng bay cho đến ít nhất là đầu tháng 1/2023 và tạm dừng giao máy bay chiến đấu tàng hình cho Mỹ và các đồng minh.
Vào tháng 1 năm 2022, một chiếc F-35C hoạt động từ tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông đã bị rơi trên boong tàu khiến 7 người bị thương.
Ngoài ra, vào tháng 1 năm 2022, phi công của máy bay chiến đấu phản lực F-35A của Hàn Quốc đã thực hiện “hạ cánh bằng bụng” khẩn cấp tại một căn cứ không quân sau khi thiết bị hạ cánh của nó gặp trục trặc do sự cố điện tử.
Vào tháng 11 năm 2021, một chiếc F-35 của Anh đã rơi khỏi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth xuống Biển Địa Trung Hải. Phi công đã thoát ra khỏi chiếc máy bay đó một cách an toàn.
Tháng 5 năm 2020, phi công đã nhảy dù an toàn khi một chiếc F-35 của Không quân Hoa Kỳ bị rơi khi hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Eglin ở Florida. Lực lượng Không quân cho rằng vụ tai nạn là do nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến phi công và hệ thống của máy bay.
Tháng 4 năm 2019, một chiếc F-35 của Nhật Bản đã lao xuống Thái Bình Dương ngoài khơi miền bắc Nhật Bản, khiến phi công thiệt mạng. Quân đội Nhật Bản đổ lỗi vụ tai nạn đó là do mất phương hướng không gian - tình huống mà phi công không thể cảm nhận chính xác vị trí, thái độ, độ cao hoặc chuyển động của máy bay.
Phụ nữ số