Mỹ trở lại TPP liệu có dễ dàng?
Nhiều tín hiệu cho thấy Tổng thống Trump đang “xem xét lại” về khả năng tái đàm phán tham gia TPP với sự cân nhắc và thỏa thuận lại cho những quyền lợi của nước Mỹ.
- 22-02-2018Phiên bản CPTPP cuối cùng đóng băng các điều khoản Mỹ đòi hỏi
- 07-02-2018Chuyên gia quốc tế phân tích: Vì sao không nên tái đàm phán TPP với Mỹ?
- 29-01-2018Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: CPTPP vẫn còn nguyên giá trị của một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Đây được cho là nỗ lực mà cựu Tổng thống Barack Obama đã thực hiện trong suốt nhiệm kỳ thứ hai, thuộc chiến lược "xoay trục" châu Á – Thái Bình Dương của Nhà Trắng. Tuy nhiên, sau chiến thắng của ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, với những cáo buộc mạnh mẽ về nguy cơ làm mất nhiều công ăn việc làm của người lao động Mỹ, nước này đã chính thức rút khỏi TPP đầu năm 2017.
Hành động này của ông Trump đã hiện thực hoá những cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử trước đó, đồng thời cho thấy việc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ sản xuất và việc làm trong nước. "Đây là điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ", ông Trump nói khi đặt bút ký sắc lệnh. Phát biểu với các lãnh đạo công đoàn sau đó, Tổng thống Trump khẳng định: "Chúng ta sẽ ngừng các hiệp định thương mại đang khiến người lao động và doanh nghiệp đổ xô ra nước ngoài".
Sau nhiều vòng đàm phán, đến ngày 11/11/2017, các thành viên đã thống nhất hình thành một Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới thay thế cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với một số thay đổi lớn. Sự kiện CPTPP chuẩn bị được ký kết và các tham vọng gần đây của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã gây nhiều áp lực đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump. i
"Tôi đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu chúng ta đạt được thỏa thuận tốt hơn về thực chất", ông nói, "Thoả thuận trước đây rất kinh khủng!". Gần đây, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Washington ngày 23/2, ông Trump cũng đã đề cập tới khả năng Mỹ sẽ tham gia TPP "nhưng phải đưa cho chúng tôi một thỏa thuận tốt hơn nhiều".
Tổng thống Donald Trump băt tay Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull (trái) trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ngày 23-2 - Ảnh: REUTERS
Như vậy, càng gần ngày TPP-11 ký kết thì tần suất Mỹ thể hiện ý định quay lại TPP càng dày, cho thấy một điều rõ ràng rằng: Mỹ đang muốn quay lại TPP nhưng sẽ phải thương lượng lại tất cả các điều khoản và chúng phải có lợi hơn cho nước Mỹ. Tuy nhiên, cho dù Mỹ thực sự muốn như vậy, thì sự tái gia nhập này sẽ rất khó khăn.
Nếu Hoa Kỳ trở lại thì cuộc đàm phán sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí đi vào bế tắc, khi các bên không chịu nhượng bộ nhau. "Kể cả khi Tổng thống Trump nghiêm túc thì việc tái đàm phán cũng tốn nhiều thời gian và công sức", bà Wendy Cutler - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Xã hội châu Á cho biết.
Trong thời gian này, Mỹ vẫn đang tiến hành đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico – 2 trên 11 nước thành viên của CPTPP. Nhưng sau 6 vòng đàm phán (tháng 1/2018), các nước thành viên NAFTA vẫn không thể ra tuyên bố chung, làm cho thời hạn đàm phán lại có thể kéo dài đến sang năm. Có khá nhiều nội dung tương đồng giữa NAFTA và TPP cũ, cho thấy ông Trump vẫn không hề nhượng bộ.
Hiệp định CPTPP mới đã bổ sung nhiều điều khoản về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước gia nhập sau, trong đó kỳ vọng lớn nhất là sự trở lại của Hoa Kỳ. Một số thành viên chủ chốt trong CPTPP như Nhật Bản, Úc vẫn hy vọng và chào đón Mỹ quay lại bàn đàm phán, nhưng đều bày tỏ quan ngại về khả năng này nếu ông Trump vẫn tiếp tục đàm phán với thái độ khó khăn.
Toàn cảnh phiên họp cuối cùng của các thành viên tham gia Hiệp định CPTPP