Mỹ và EU cam kết tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Nga
Ngày 15/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres thông báo rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết dỡ bỏ những rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.
- 15-11-2022Trong khi Big Tech liên tục sa thải nhân viên, chiến lược tuyển dụng của Apple lại gây bất ngờ, thể hiện giá trị anh cả ngành công nghệ
- 15-11-2022Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời không còn là điều viển vông - Hãng xe Đức sắp trình làng chiếc xe của tương lai vào năm 2023, giá niêm yết hơn 600 triệu đồng
- 15-11-2022Huyền thoại giới đầu tư đặt cược 4,1 tỷ USD vào hãng sản xuất chip số 1 thế giới, liệu có làm nên thành công tương tự như hãng xe điện BYD
Chất ngũ cốc lên tàu để đưa đi xuất khẩu tại cảng Rostov-on-Don, Nga ngày 26/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra ở Bali, (Indonesia), Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thư ký LHQ Guterres nói với ông rằng đã nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới xuất khẩu của Nga, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt. Theo Ngoại trưởng Nga, nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ làm trung gian là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, được ký kết ngày 22/7, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, và có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hạn vào ngày 19/11 tới. Ukraine đã xuất khẩu được 10 triệu tấn ngũ cốc và các nông sản khác kể từ khi thỏa thuận được ký đến nay. Tuy nhiên, ngày 29/10, Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine với tuyên bố không thể đảm bảo an toàn cho các tàu dân sự đi qua Biển Đen do một cuộc tấn công vào hạm đội Nga tại Bán đảo Crimea. Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quyết định nối lại thỏa thuận ngũ cốc sau khi Ukraine, thông qua trung gian LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo bằng văn bản rằng nước này sẽ không sử dụng hành lang an ninh ở Biển Đen cho mục đích quân sự.
Cùng ngày, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak cho biết nước này muốn cung cấp ngũ cốc cho thêm ít nhất 5 triệu người đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào cuối mùa Xuân tới theo đề xuất của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Ông Yermak nói rằng Ukraine sẽ để dành một phần lúa mỳ thu hoạch để xuất khẩu sang các nước châu Phi đối mặt với nạn đói. Ông nêu rõ: "Chương trình này sẽ bao gồm xuất khẩu ngũ cốc cho ít nhất 5 triệu người cho đến cuối mùa Xuân 2023". Chương trình sẽ được thực hiện với sự phối hợp của Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Cuộc xung đột ở Ukraine hồi tháng 2 đã khiến các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, đóng cửa con đường xuất khẩu chính của Ukraine, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.
Báo tin tức