Mỹ vui mừng công bố một ‘kho báu’ dưới đáy biển hồ, trữ lượng ‘vật quý’ lớn tới mức có thể sản xuất pin cho 375 triệu xe điện khiến thế giới ngỡ ngàng
Một khu vực của Mỹ đang nắm giữ mỏ “vàng trắng” khổng lồ, có thể giúp nước này “định hình vị thế” trong cuộc chiến pin xe điện.
- 06-12-2023FED có thể phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024 để không đẩy kinh tế Mỹ vào ‘biến cố’: Thực hư thế nào?
- 05-12-2023Trung Quốc phát hiện ‘kho báu vàng đen’ nằm sâu trong lòng đất, trữ lượng khủng lên tới 100 triệu tấn, đền đáp công sức ‘dò tìm’ hơn 2 năm
- 05-12-2023U40 'đổi nghề’ vẫn kiếm hơn 9 tỷ đồng/năm, tăng lương gấp 4 lần nhanh chóng nhờ áp dụng những bí quyết này
Biển hồ Salton ở California, Mỹ vốn được biết đến là khu vực sở hữu lượng lớn lithium - kim loại quý dùng trong ngành công nghiệp xe điện và được nhiều quốc gia săn đón.
Gần đây, một nghiên cứu mới của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết, dưới lòng hồ này có thể chứa trữ lượng lithium lớn tới mức đủ để sản xuất pin cho 375 triệu xe điện, khiến nó trở thành một trong những mỏ nước muối lithium lớn nhất thế giới. Phát hiện mới nhiều hơn ước tính trước đây.
Mỹ hiện có khoảng 2,4 triệu xe điện đã đăng ký (và dữ liệu đó vẫn chưa được cập nhật trong năm nay). Một số người cho rằng thị trường xe điện sẽ bùng nổ vào năm 2030, cùng dự đoán thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lithium ngay sau năm 2025.
Trong nghiên cứu, DOE nói rằng tất cả lượng lithium được tìm thấy tại khu vực này có thể đủ để đáp ứng nhu cầu của Mỹ trong nhiều thập kỷ, giúp nước này có khả năng hoàn toàn tự chủ về lithium.
Tất nhiên, tìm cách khai thác và chiết xuất lithium từ nước muối địa nhiệt ở quy mô thương mại là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng một số công ty đã bắt tay vào nghiên cứu và khẳng định sẽ đầu tư lớn để phát triển công nghệ. Ủy ban Năng lượng California đã cấp 6 triệu USD cho Berkshire Hathaway Energy, cũng như 1,46 triệu USD cho Controlled Thermal Resources (CTR) vài năm trước để phát triển các kỹ thuật khai thác. GM cũng hợp tác với CTR để có được nguồn lithium từ biển hồ Salton, Stellantis cũng ký thỏa thuận với CTR. EnergySource Minerals cũng đã mở nhà máy địa nhiệt đầu tiên tại đây vào năm 2012.
Và thay vì khoan lộ thiên cũng như gây ra ảnh hưởng tới môi trường, các công ty đang cố gắng nghiên cứu công nghệ chiết xuất lithium trực tiếp. Tuy nhiên, tìm thấy lượng quặng lithium lớn tại khu vực này chỉ là bước khởi đầu. Dự kiến, Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi tham gia vào ngành công nghiệp này, bao gồm các điều chỉnh về công nghệ, đầu tư vào chương trình trợ cấp liên bang, địa phương hay đưa ra các ưu đãi thuế và tài trợ nghiên cứu.
Theo ước tính của công ty tư vấn Benchmark Mineral Intelligence, chuỗi cung ứng pin toàn cầu sẽ cần đầu tư khoảng 514 tỷ USD vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu dự kiến của người tiêu dùng.
Tham khảo Electrek, SCMP
Nhịp sống thị trường