Na Uy: 13 người cao tuổi chết nghi vì tác dụng phụ của vắc-xin Covid-19
Cơ quan Dược phẩm Na Uy (NMA) cho biết 13 ca tử vong tại nước này có thể liên quan đến sử dụng vắc-xin Covid-19 của Công ty Pfizer (Mỹ).
- 15-01-202110 người tử vong tại Đức sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech
- 14-01-2021Sau một loạt doanh nghiệp, thành phố New York tuyên bố chấm dứt làm ăn với Tổng thống Trump
- 03-01-2021Vaccine Covid-19 đã có nhưng đây là cách chào đón vaccine của 1 nước Mỹ hoài nghi và chia rẽ sâu sắc
Theo NMA, tính đến ngày 15-1, có 29 trường hợp sử dụng vắc-xin Covid-19 gặp phải tác dụng phụ. Trong đó, Giám đốc y tế của NMA Steinar Madsen cho đài truyền hình nhà nước Na Uy NRK biết 13 người tử vong, 9 người gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng và 7 người gặp phải tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn.
Hiện số ca tử vong do tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được NMA báo cáo là 23 ca. Tuy nhiên, chỉ có 13 ca trong số này được xem xét. Tất cả trường hợp tử vong đều là bệnh nhân già yếu trong các viện dưỡng lão và trên 80 tuổi.
"Có vẻ như một số bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng dưới dạng sốt và khó chịu đến mức có thể dẫn đến bệnh lý rất nghiêm trọng, dẫn đến tử vong" – ông Madsen xác nhận.
Cơ quan Dược phẩm Na Uy (NMA) cho biết 13 ca tử vong tại nước này có thể liên quan đến sử dụng vắc-xin Covid-19 của Công ty Pfizer (Mỹ). Ảnh: VCG
Chín bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm dị ứng, khó chịu và sốt. Bảy người còn lại bị đau dữ dội tại chỗ tiêm.
"Các bác sĩ phải xem xét cẩn thận những ai nên được tiêm chủng. Những người có sức khỏe rất yếu và tuổi quá cao nên được đánh giá kỹ lưỡng" – ông Madsen nói thêm.
Na Uy đã ghi nhận hơn 57.000 ca mắc Covid-19 và hơn 500 trường hợp tử vong.
Riêng Công ty Pfizer và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang điều tra cái chết của một bác sĩ tử vong sau khi tiêm vắc-xin của công ty này.
Các chuyên gia y tế Trung Quốc đã kêu gọi Na Uy và một số quốc gia khác ngừng sử dụng vắc-xin mRNA do không chắc chắn về tính an toàn.
Một nhà nghiên cứu miễn dịch của Trung Quốc cho biết vắc-xin mRNA mới – như vắc-xin của Pfizer - được phát triển một cách vội vàng và chưa từng sử dụng để phòng chống bệnh truyền nhiễm trên quy mô lớn. Tính an toàn của nó cũng chưa được xác nhận để sử dụng trên quy mô lớn ở người.
NLĐ