MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2016, Việt Nam sản xuất 3,8 tỷ lít bia, tăng hơn 9%

Toàn ngành bia, rượu và nước giải khát đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng. Trong đó 2 doanh nghiệp bia lớn là Habeco và Sabeco đã đóng góp hơn 14.000 tỷ đồng. Số liệu được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2016 của ngành bia, rượu, nước giải khát diễn ra sáng 28/2.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, năm 2016 mặc dù gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng ngành vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan.


Vận chuyển bia Sài Gòn đi tiêu thụ. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Vận chuyển bia Sài Gòn đi tiêu thụ. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Tuy vậy, xu hướng giảm sản lượng và giảm tiêu thụ đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chẳng hạn như tại Nhật, tiêu thụ bia đã giảm một nửa trong năm qua, chuyển từ uống bia lon, bia chai sang uống bia tươi. Đây cũng là thực trạng diễn ra ở Trung Quốc, Australia...

"Trước thực trạng đó, cơ quan quản lý, các nhà soạn thảo luật cần có chính sách đánh thuế hợp lý để ngành phát triển ổn định, không tạo cơ hội cho hàng nhái, hàng rẻ tiền, hàng nhập lậu có đất sống. Hiện, thuế với rượu bia của Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất thế giới", ông Việt cho biết.

Cũng theo ông Việt, những vụ ngộ độc rượu gây chết người vừa qua là do chúng ta không quản lý được tình trạng sản xuất và kinh doanh rượu cồn và bia cồn Do đó, cần hiểu đúng về tác hại của việc lạm dụng rượu bia chứ không đổ lỗi cho rượu bia.

Sắp tới, VBA sẽ tập trung xây dựng đề án văn hóa uống, kiến nghị dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia trình Quốc hội cần hợp lý, không cường điệu hóa vấn đề uống rượu bia.

Tại hội nghị, ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đề nghị cần quản lý chặt rượu pha chế kém chất lượng . Theo ông Hùng, rượu chính thống, đóng thuế đầy đủ hiện chỉ chiếm tỷ lệ 20% trên thị trường, còn lại rượu trôi nổi không có kiểm soát.

Theo Hoàng Dương

Báo tin tức

Trở lên trên