Năm 2018 sẽ rót 33.912 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông
Đây là số liệu được Bộ Giao thông Vận tải công bố tại Báo cáo giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019...
- 06-07-201830.000 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đang "dọn tổ" đón đại gia địa ốc
- 30-05-2018Toàn cảnh đại công trường hạ tầng giao thông quy mô lớn trải dài khắp khu Đông TP.HCM
- 21-05-2018Hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Sẵn sàng cho sự hình thành đặc khu kinh tế
Theo đó, tổng cộng các nguồn vốn được giao, dự kiến giải ngân năm 2018 là 33.912 tỷ đồng, bao gồm 18.643 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; 2.586 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ; 2.683 tỷ dồng vốn kéo dài kế hoạch năm 2017 sang thực hiện, giải ngân năm 2018 và 10.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách.
Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 14.811 tỷ đồng, đạt 43,7% kế hoạch năm 2018.
Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước giải ngân 9.361 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch; vốn Trái phiếu Chính phủ giải ngân 492,5 tỷ đồng, đạt 19% kế hoạch; vốn ngoài ngân sách giải ngân 4.685 tỷ đồng, đạt 46,85% kế hoạch; vốn kéo dài từ năm 2017 ước gỉải ngân 272,34 tỷ đồng, đạt 10,15% so với kế hoạch.
Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải cũng đẩy mạnh quyết toán các dự án hoàn thành. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, từ đầu năm 2018 đến nay đã lập trình, quyết toán 12 dự án với giá trị 17.172 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án ngân sách Nhà nước 13.838 tỷ đồng và 3 dự án BOT 3.334 tỷ đồng.
Hoàn thành thẩm tra, phê duyệt và thoả thuận quyết toán 27 dự án với giá trị duyệt 13.702 tỷ đồng, trong đó có 24 dự án ngân sách Nhà nước giá trị 11.535 tỷ đồng và 3 dự án BOT giá trị 2.167 tỷ đồng.
Tổng thu phí sử dụng đường bộ qua các trạm đăng kiểm trên cả nước từ đầu năm 2018 đến 20/6/2018 ước đạt 3.789 tỷ đồng, đạt 54,5% kế hoạch năm 2018; giao dự toán chi quỹ bảo trì đường bộ Trung ương năm 2018 với kinh phí 7.200 tỷ đồng, tập trung giải ngân theo kế hoạch 6 tháng năm 2018 với giá trị trên 3.825 tỷ đồng.
Về công tác đổi mới, sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thoái vốn theo quy định và hoàn thiện lại phương án cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện đề án thành lập Công ty An ninh hàng không Việt Nam; báo cáo Thủ tướng về phương án bán vốn nhà nước tại ACV. Thẩm định, chỉ đạo đơn vị hoàn thiện phương án tái cơ cấu lại Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Đồng thời, Bộ cũng gửi hồ sơ c huyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại 4 công ty cổ phần cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Vneconomy