Năm 2019, ngành nào được hưởng lợi ngay nhờ CPTPP?
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái Bình Dương – CPTPP đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019. Với việc cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi, thị trường được mở rộng... nhiều ngành hàng của Việt Nam được dự báo sẽ được hưởng nhiều lợi ích, đan xen cùng thách thức.
- 28-01-2019Gia nhập CPTPP, thuế nhập khẩu ô tô, xăng dầu còn lâu mới giảm
- 27-01-2019Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan như thế nào khi thực hiện CPTPP?
- 26-01-2019Ban hành Thông tư về quy tắc xuất xứ trong CPTPP
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đã có báo cáo phân tích về cơ hội và thách thức của các nhóm ngành khi CPTPP có hiệu lực.
Chế biến thực phẩm
CPTPP làm tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm giảm đi ở mức 0,37% - 0,52%. Tuy nhiên xuất khẩu tăng thêm được 2,18% đến 2,35%. Điểm đáng lưu ý là ngành chế biến thực phẩm có lộ trình cắt giảm thuế quan khá chậm so với các nhóm ngành khác, cụ thể về 0% sau 15 năm. Vì vậy, tác động này cũng không thực sự lớn nếu tính bình quân/năm cũng như ở giai đoạn đầu của CPTPP.
Dịch vụ, đặc biệt là tài chính ngân hàng
Mức độ mở của một số ngành dịch vụ theo cam kết trong TPP12 nếu được giữ nguyên bao gồm: Mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hoá, tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài; Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tư; Đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô về mở rộng cam kết mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hoá, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài...
Riêng với dịch vụ ngân hàng, các nội dung được phân thành 3 nhóm chính gồm: các cam kết về môi trường pháp lý, về mở cửa thị trường đối với dịch vụ tài chính được phép cung cấp, về thanh toán chuyển tiền, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán...
Theo NCIF, việc sử dụng nguyên trạng các cam kết của ngành dịch vụ từ TPP12 sang CPTPP cho thấy tác dụng của CPTPP tới các ngành dịch vụ tài chính là không lớn. Lý do chính có lẽ là cam kết mở cửa dịch vụ không quá lớn so với cam kết trong WTO.
CPTPP tạo thêm 0,01% - 0,03% tăng trưởng, đồng thời cũng làm tăng nhập khẩu của các dịch vụ này ở mức khá cao, từ 2,4% - 3,6%, trong khi xuất khẩu sẽ bị giảm đi ở mức 22,8% - 3,2%.
Ngành dịch vụ bảo hiểm sẽ bị giảm tăng trưởng, tuy nhiên cũng không nhiều, đặc biệt có thể đạt mức tăng thêm 0,15%.
CPTPP cũng làm các dịch vụ kinh doanh khác tăng trưởng thêm ở mức độ nhẹ. Nhìn chung, NCIF cho rằng các cam kết về dịch vụ và mức độ cắt giảm thuế quan đều khá nhanh. Do vậy, Chính phủ cần phải có những giải pháp để cải thiện sớm năng lực cạnh tranh cho nhóm này cũng như đối phó với việc giảm sút nguồn thu thuế nhập khẩu từ dịch vụ.
Ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động
Hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động được hưởng lợi từ CPTPP. Hiệp định có thể tạo thêm mức tăng trưởng cho nhóm ngành này từ 4% – 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt thêm từ 8,7% – 9,6%.
Mức độ tảnh hưởng tới các ngành công nghiệp nặng thấp hơn, từ 0,8% – 1,2%. Lý do chủ yếu là Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh ở nhóm hàng công nghiệp nặng do đây là những ngành thâm dụng vốn.
Các đối tác trong CPTPP cũng không phải là các đối tác chính có thể thúc đẩy công nghiệp nặng của Việt Nam phát triển. CPTPP cũng làm cho mức nhập khẩu hàng hóa công nghiệp nặng tăng thêm từ 2,7% – 3,4%.
Tương tự với nhóm các ngành trên, lộ trình cắt giảm thuế quan của nhóm hàng công nghiệp nhẹ khá sớm, từ 1 – 5 năm và nhóm công nghiệp nặng dài hơn. Do đó, chiến lược xuất khẩu sang các nước CPTPP cũng như hạn chế tác động tiêu cực của nhập khẩu cần phải sớm được xây dựng, đặc biệt là với nhóm công nghiệp nhẹ.
Dệt may và da giày
Hiệp định CPTPP mang lại tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng thêm cho ngành từ 8,3% – 10,8%. Nguyên nhân là hàng dệt may và da giày có sức cạnh tranh về giá lớn hơn các thị trường mới trong CPTPP, trong khi vẫn giữ được các thị trường chủ lực là Mỹ và EU.
Dù vậy, điểm cần chú ý là tăng xuất khẩu nhờ CPTPP cũng kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu cho ngành này với tốc độ tăng thêm từ 7% – 8%. Một số báo cáo gần đây cho thấy ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu: 90% bông nguyên liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 50% sợi bông và 80% vải khổ rộng từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ không có mặt trong mặt trong CPTPP vì vậy nếu theo nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ "từ sợi trở đi" trong TPP, các doanh nghiệp có thể không được lợi nhiều từ cắt giảm thuế quan. Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách trong tái cơ cấu ngành dệt nhằm thay thế nhập khẩu trong thời gian tới.
Mặt khác, lộ trình cắt giảm thuế quan đối với nhóm ngành này ở một số nước trong CPTPP là khá dài, 15 năm, và chỉ số lợi thế cạnh tranh đều rất tốt ở các thị trường ngoài Mỹ, vì thế, trong tính huống có thể thỏa thuận lại điều khoản về dệt may, da giày, lộ trình cắt giảm thuế cần được ưu tiên.