MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2020, Việt Nam sẽ có ít nhất 350.000 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Đây là nhận đinh của bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương đưa ra tại hội thảo “Tăng cường quan hệ đối tác Công – Tư” giữa Bộ Công Thương và Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam sáng ngày 25/8.

Theo bà Hồ Thị Kim Thoa, năm 2010, Việt Nam có 65.000 phụ nữ là lãnh đạo doanh nghiệp. 5 năm sau, năm 2015, con số này đã là 91.000 người, tăng thêm 40%. Do đó, nữ doanh nhân đã thực sự là một phần rất quan trọng của đội quân chủ lực đất nước, bà Thoa nhận định.

Ngày 24/12/2010, Thủ tướng đã ký quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vự y tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách trong lĩnh vực chính trị.

Theo đó, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Như vậy, theo mục tiêu đã đề ra tại nghị quyết số 35/2016/NQ-CP, đến năm 2020 ước tính Việt Nam sẽ có ít nhất 350.000 doanh nghiệp nữ làm chủ.

Tuy vậy, theo nhận định chung, doanh nhân nữ vẫn cần được nhiều ưu ái hơn để phát triển bởi khu vực này vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thực thi chính sách hỗ trợ.

Như bà Mai Thị Thuỳ, chủ tịch Hội Nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội trong tham luận của mình cho biết các văn bản mà Chính phủ ban hành từ năm 2007 nhưng đến nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do nữ làm chủ vẫn chưa được hỗ trợ gì, do vậy bà kiến nghị các cấp các ngành liên quan có giải pháp cụ thể để hỗ trợ.

Bà cũng đề nghị đưa định nghĩa DNNVV do nữ làm chủ và chương trình giúp các DNNVV do phụ nữ làm chủ vào dự thảo "Luật hỗ trợ DNNVV".

Ngoài ra, theo bà Thuỳ, cần đưa vào Luật chương trình hỗ trợ riêng cho các DNNVV do nữ làm chủ để thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện bình đẳng giới của quốc gia.

Đức Minh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên