Năm 2021, lạm phát dự kiến chỉ khoảng 2%
Lạm phát năm nay có thể thấp hơn chỉ tiêu khoảng 4% được đặt ra tại Nghị quyết 124/2020/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
- 24-12-2021Địa phương có thu nhập bình quân đầu người ngoài top 5, nhưng lọt top 3 về thu nhập bình quân của nhóm giàu nhất
- 23-12-2021Trỗi dậy sau khủng hoảng #5: Doanh nghiệp gia đình phải làm gì để vượt qua nỗi đau Covid-19, nắm bắt cơ hội bùng nổ?
- 22-12-2021Giải mã yếu tố khiến 1 tỉnh 'tái lập' phát triển thần tốc, vượt Hà Nội và TP. HCM dành vị trí đầu bảng về thu nhập bình quân, sắp khởi công dự án lớn của LEGO
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2021 tăng 0,32% so với tháng trước. Bình quân chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2021 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất kể từ năm 2016.
Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm nay thấp do giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,52% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,11 điểm phần trăm. Trong đó, giá thịt heo giảm 9,62%; giá thịt gà giảm 0,51%.
Một nguyên nhân khác là Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ví dụ, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng (thực hiện vào tháng 1-2021) và giảm giá điện, tiền điện cho người dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tại kỳ hóa đơn tháng 8 và 9-2021 đã khiến giá điện sinh hoạt bình quân 11 tháng giảm 1,06% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này tác động làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm.
Nếu xét lạm phát cơ bản, tháng 11-2021 có mức tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%).
Mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm nay có thể đạt được - Ảnh: Tư liệu
Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng, năm 2021, tác động từ đại dịch ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng thế giới, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng chưa thể giải quyết, vấn đề địa chính trị giữa các quốc gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên, nhiên vật liệu, chất bán dẫn… là những yếu tố gây khó khăn, thách thức đến công tác quản lý, điều hành giá.
Tuy nhiên, nhờ chủ động, linh hoạt trong điều hành, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp.
Một trong những yếu tố góp phần hoàn thành mục tiêu quản lý, điều hành giá, theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, là các cơ quan chức năng đã thực hiện tốt cơ chế phối hợp, làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ những chủ trương, định hướng lớn về quản lý, điều hành giá trong từng thời kỳ, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn.
Cùng với đó, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là việc tính toán, xây dựng kịch bản lạm phát, kịch bản điều hành giá phù hợp, làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị điều hành phù hợp trong từng thời điểm từng giai đoạn.
Nhóm giúp việc dự báo lạm phát năm 2021 khoảng 1,9%, bảo đảm chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Lạm phát cơ bản năm 2021 dự báo khoảng 0,8%-0,9%.
Người lao động