MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2022 nguồn cung BĐS vẫn chưa “sáng sủa”, nhiều vướng mắc pháp lý cần “mạnh tay” tháo gỡ

25-11-2021 - 13:16 PM | Bất động sản

Năm 2022 nguồn cung BĐS vẫn chưa “sáng sủa”, nhiều vướng mắc pháp lý cần “mạnh tay” tháo gỡ

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam tại Hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay” do Bộ Xây dựng, Hiệp hội BĐS Việt Nam và Tạp chí BĐS Việt Nam (Reatimes) tổ chức sáng 25/11.

Theo ông Đính, trong hai năm nay, các doanh nghiệp phải đối diện với những thách thức đến từ Covid-19. Nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành đã phá sản, đóng cửa với số lượng lớn, còn những doanh nghiệp lớn chịu cảnh suy yếu hơn.

Sang năm 2022, ông Đính cho rằng chính sách có cải thiện nhưng cũng chưa kịp thích ứng ngay với thị trường. Đặc biệt, các vướng mắc của đầu tư, kinh doanh bất động sản thường liên quan đến nhiều nhóm luật, không thể sửa trong ngày một, ngày hai. Theo đó, các dự án vẫn sẽ gặp khó khăn và về căn bản, nguồn cung cho thị trường tiếp tục vướng mắc, mất cân đối.

Cụ thể, nguồn cung BĐS liên tục suy yếu trong các năm qua. Lý do, do Covid-19 liên tục phải dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng dự án. Đứt gãy cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị.

Khó khăn thực hiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian phê duyệt – cấp phép xây dựng; vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến không thể phê duyệt hồ sơ đầu tư dự án, hệ quả khó cải thiện nguồn cung cho thị trường BĐS. Chủ đầu tư dự án BĐS khó thu hồi dòng vốn đầu tư, nhưng vẫn phải duy trì cho dự án.

Tuy nhiên, theo ông Đính, điểm sáng trong năm sau theo ông Đính là nhà đầu tư vẫn bị thu hút đổ tiền vào bất động sản. Năm nay, dù tình hình khó khăn, các giao dịch về sản phẩm đầu tư vẫn rất cao, thậm chí ngay cả các phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề do dịch như bất động sản nghỉ dưỡng, bán lẻ, cho thuê... vẫn có số giao dịch lớn.

Năm 2022 nguồn cung BĐS vẫn chưa “sáng sủa”, nhiều vướng mắc pháp lý cần “mạnh tay” tháo gỡ - Ảnh 1.

Các chuyên gia trong ngành kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phục hồi và phát triển bền vững

Theo vị chuyên gia này, trước tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp trong ngành còn yếu, thị trường còn nhiều chồng chéo về luật, pháp lý nên cần được tháo gỡ thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật, tạo rào cản thủ tục phê duyệt đầu tư dự án BĐS.

Thứ hai, thành lập cơ quan chuyên biệt, có năng lực và khả năng tiếp nhận, xử lý vướng mắc thuộc thẩm quyền chính phủ, nhằm hỗ trợ cho các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thủ tục đầu tư phê duyệt dự án đầu tư.

Thứ ba, Chính phủ đôn đốc các địa phương đẩy mạnh tiến độ phê duyệt thủ tục xây dựng đầu tư cho các dự án BĐS. Xử lý các địa phương không tích cực hỗ trợ các đơn vị phát triển, để tồn đọng và kéo dài nhiều hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án BĐS.

Đồng thời, theo ông Đính, các doanh nghiệp bất động sản cần cơ chế hơn là hỗ trợ về tài chính, hay những hỗ trợ trong ngắn hạn. Điều này sẽ giúp cho thị trường phát triển ổn định, bền vững. Theo đó, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cần tính đến tính hiệu quả, trong đó, đặc biệt lưu ý đến câu chuyện về nguồn vốn.

"Doanh nghiệp BĐS cần có chiến lược phù hợp để thích ứng trong tình hình bình thường mới, cũng như thực trạng của thị trường.Những người làm chính sách hay doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những gì mà thị trường đang thiếu thốn, cụ thể là nhu cầu về nhà ở giá rẻ", ông Đính nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, để giải quyết các khó khăn của thị trường bất động sản, trước mắt rất cần sự chung sức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội trong việc phục hồi, sản xuất, kinh doanh.

Đối với Luật Kinh doanh bất động sản: Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản còn tồn tại, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn.

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những chồng chéo, vướng mắc về thủ tục pháp lý, tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Nghiên cứu, đề xuất bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội theo các quy định của pháp luật hiện hành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.

Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên