MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam diễn viên chỉ tiêu 2,5 triệu/ tháng, dùng điện thoại 17 năm và chỉ mua mới khi không sửa được nữa

02-11-2022 - 10:34 AM | Lifestyle

Ngôi sao phim hành động luôn giữ mức chi tiêu dưới khả năng để tiết kiệm.

Châu Nhuận Phát được biết đến là siêu sao phim hành động. Năm 2018, nam diễn viên gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ quyên góp khối tài sản ước tính hơn 714 triệu USD (lúc đấy khoảng 17 nghìn tỷ đồng) mà ông đã tích góp trong gần 40 năm hoạt động nghệ thuật cho quỹ từ thiện.

Trong cuộc phỏng vấn với trang điện ảnh đó, Châu Nhuận Phát giải thích kế hoạch quyên góp tài sản tích cóp của mình và nói: “ Ước mơ của tôi là trở thành một người bình thường và hạnh phúc… Điều khó nhất trong cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là làm thế nào để giữ cho mình một suy nghĩ ôn hòa và sống phần đời còn lại của mình một cách giản dị và vô tư”.

Ngoài biệt danh “Thần bài" từ bộ phim nổi đình đám của mình, ông còn được biết đến là “nam diễn viên dễ gặp nhất" vì thường xuyên ăn uống ở vỉa hè, những quán bình dân, luôn giữ lối sống rất tiết kiệm.

Nam diễn viên chỉ tiêu 2,5 triệu/ tháng, dùng điện thoại 17 năm và chỉ mua mới khi không sửa được nữa - Ảnh 1.

Châu Nhuận Phát - Ảnh: Weibo


Luôn mua đồ giảm giá, chỉ sắm sản phẩm khi thật sự cần thiết

1. Mua sắm tại các cửa hàng giảm giá

Nam diễn viên từng được người hâm mộ phát hiện mặc một chiếc áo phông trị giá 20 đô la (500 nghìn) và đi dép tông có giá 3 đô la (75 nghìn). Ông cũng được cho là thường xuyên đến các cửa hàng giảm giá. Khi được hỏi về điều đó, Châu Nhuận Phát chia sẻ rằng ông không ăn mặc cho người khác, điều quan trọng nhất là cảm thấy thoải mái.

Như cách ngôi sao điện ảnh tiết kiệm từ việc mặc quần áo với giá cả phù hợp và luôn mua đồ từ các cửa hàng đồ cũ, hãy chắc chắn về nhu cầu của bản thân hơn là mong muốn. Hãy chắc chắn rằng bạn có một danh sách những món đồ bạn muốn mua để không vượt quá ngân sách. Ngoài ra, chỉ nên mang theo tiền mặt để bạn không thể chi tiêu nhiều hơn kế hoạch.

Nam diễn viên chỉ tiêu 2,5 triệu/ tháng, dùng điện thoại 17 năm và chỉ mua mới khi không sửa được nữa - Ảnh 2.

Ảnh: AP


2. Chỉ mua điện thoại mới khi cần

Châu Nhuận Phát tiết lộ trên một chương trình rằng ông đã sử dụng cùng một chiếc điện thoại Nokia thế hệ đầu tiên trong 17 năm. Và chỉ chuyển sang điện thoại thông minh khi chiếc điện thoại Nokia đó không thể sửa chữa được.

Có thể thấy cũng giống như quần áo, nam diễn viên hoàn toàn không chạy theo xu hướng thị trường mà chỉ tập trung vào nhu cầu. Là người sử dụng các món đồ chứ không là bị chúng “điều khiển".

Bên cạnh đó, đám đông có thể ảnh hưởng đến số tiền chúng ta chi tiêu khi quá dễ dàng để biết những gì người khác mua. Về mặt tài chính, ta được thúc đẩy bởi những gì mình thấy người khác làm, bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ.

Chẳng hạn, bạn sẽ biết bạn bè của mình mua quần áo ở đâu và loại xe họ lái. Song, bạn sẽ khó có thể biết họ tiết kiệm được bao nhiêu tiền để nghỉ hưu hoặc liệu họ có tài khoản khẩn cấp hay không. Những thói quen này là vô hình.

3. Tận hưởng bữa ăn đường phố

Theo một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông, dù là người có khối tài sản lên đến chục nghìn tỷ đồng, nam diễn viên vẫn thích ăn những món ăn đường phố với giá cả phải chăng.

Bên cạnh đó, dù có tài sản hàng chục ngàn tỷ đồng, mỗi tháng, nam diễn viên chỉ tiêu khoảng 800 đô la Hồng Kông (khoảng 2,5 triệu đồng).

Nam diễn viên chỉ tiêu 2,5 triệu/ tháng, dùng điện thoại 17 năm và chỉ mua mới khi không sửa được nữa - Ảnh 3.

Ảnh: AFP

Bài học tài chính: Chi tiêu dưới khả năng

Nhiều người trẻ hiện nay thường xuyên chi tiêu hết lương của mình hay thậm chí là vay nợ để mua sắm. Điều này có nghĩa là đang chi tiêu trên khả năng tài chính của bản thân.

Học cách chi tiêu dưới khả năng, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, giống như Châu Nhuận Phát luôn mua sắm rất ít đồ, dùng điện thoại đến khi hỏng không sửa được nữa. Trong khoản cần thiết này cũng cần danh sách có những mức ưu tiên khác nhau. Chẳng hạn từ 1-10, bạn sẽ mua 5 món đồ vào tháng này và số còn lại trong tháng sau.

Điều này sẽ dần dần giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu có chọn lọc hết. Đặc biệt hơn, việc chi tiêu dưới khả năng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tránh đi những khoản chi khi nghĩ lại sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối vì không có ý nghĩa gì trong cuộc sống hay tài chính.

Mọi cuộc hành trình đều bắt đầu với một bước đầu tiên. Và nhiều hành trình cũng cần có bản đồ để bạn biết mình đang đi đâu. Trong thế giới tài chính cá nhân, cả bước đầu tiên và bản đồ của bạn đều được gọi là ngân sách.

Ngân sách giúp bạn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được và đạt được các mục tiêu dài hạn, cho dù đó là mua một chiếc ô tô mới, chi trả cho việc học của con bạn, tiết kiệm để nghỉ hưu hay làm điều gì đó vui vẻ, chẳng hạn như đi nghỉ.

Theo Herworld, Insider

Theo Tô Diệp

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên