MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam Định: Xây dựng nền tảng công nghệ chuyển đổi số để phát triển bền vững

04-10-2022 - 15:31 PM | Kinh tế số

Nam Định đã có 52 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR-Code) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho gần 150 dòng sản phẩm, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm (ảnh báo Nam Định)

Nam Định đã có 52 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR-Code) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho gần 150 dòng sản phẩm, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm (ảnh báo Nam Định)

Để thực hiện mục tiêu số hóa cho việc phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định đã đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng nền tảng thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số.

Từ kinh tế số, du lịch số…

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định triển khai thực hiện ứng dụng nhanh, rộng rãi, có hiệu quả và bền vững; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định: Nam Định ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Trong lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đổi mới công nghệ áp dụng các công cụ hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh.

Nam Định: Xây dựng nền tảng công nghệ chuyển đổi số để phát triển bền vững - Ảnh 1.

Xây dựng nền tảng vào công nghệ chuyển đổi số để phát triển bền vững (ảnh báo Nam Định)

Đối với nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương, như: Lúa chất lượng cao, lúa giống, lạc, khoai tây, ngao, tôm, cá; một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao; các sản phẩm OCOP của địa phương.

Về du lịch, ứng dụng triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng điểm như: khu di tích đặc biệt quốc gia đền Trần - chùa Tháp; Khu di tích Phủ Dầy; chùa Cổ Lễ,… Chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh. Gắn mã QR-Code cho các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh gắn với nền tảng du lịch thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận nhanh, sinh động, chính xác, đầy đủ thông tin về điểm đến.

…đến hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Ông Trần Minh Hoan – Giám đốc Sở KHCN Nam Định cho biết: Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức, tiếp theo là ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực.

Vì vậy, thời gian tới, Sở chú trọng hoàn thiện và ban hành Nghị quyết một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyển đổi số vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh, khai thác có hiệu quả lợi thế của từng vùng, địa phương.

Nam Định: Xây dựng nền tảng công nghệ chuyển đổi số để phát triển bền vững - Ảnh 2.

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định triển khai thực hiện ứng dụng nhanh, rộng rãi, có hiệu quả và bền vững; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đồng thời, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; công cụ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá; hỗ trợ các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, phát triển kênh thương mại. Hỗ trợ tham gia giải thưởng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng Chất lượng quốc tế, các giải thưởng KHCN, các giải thưởng bình chọn về chất lượng và thương hiệu, các hội chợ triển lãm liên quan đến lĩnh vực KHCN.

Hỗ trợ đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, phát triển thị trường KHCN, doanh nghiệp KHCN; hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo...

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Đinh, thời gian qua, tỉnh Nam Đinh đã chỉ đạo Sở KH và CN cùng các sở, ngành liên quan thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Trong lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đổi mới công nghệ áp dụng các công cụ hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh.

Vừa qua, Sở KH và CN đã triển khai thực hiện Dự án “Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Nam Định”, đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị trực tuyến được xây dựng hoàn thiện với tên miền là https://ndtex.vn thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng thông tin bán hàng cũng như tìm mua các sản phẩm công nghệ, thiết bị, bước đầu khẳng định được tính hiệu quả của thương mại điện tử mang lại và dần trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển “thị trường số” KH và CN trên địa bàn.

Đến nay, toàn tỉnh Nam Định đã có 52 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR-Code) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho gần 150 dòng sản phẩm, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các khâu không chỉ ở các doanh nghiệp lớn mà hàng trăm trang trại, cơ sở sản xuất, chế biến tư nhân cũng được thực hiện như sử dụng phần mềm nhật ký điện tử để theo dõi nhật ký sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bách Phượng: Xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp, vừa qua Công ty đã đưa ứng dụng IoT (Internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo) cho trang trại nuôi lợn, giúp giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, Công ty tiếp tục áp dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp nhanh và bền vững.

Theo Minh Huệ

Diễn đàn Doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên