MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm mới rồi đấy, hãy tạm bỏ facebook đi để có được một kỳ nghỉ đúng nghĩa bên gia đình, bạn bè nhé!

01-01-2017 - 11:00 AM | Sống

Nghiện Facebook không phải là điều đáng lo lắng, nó chỉ là một thói quen xấu được con người hình thành và may mắn thay thói quen là thứ có thể thay đổi được.

Mạng xã hội Facebook cũng như các công cụ giải trí khác, nó cũng gây nghiện, cũng có những lợi ích và tác hại nhất định. Nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý thì mạng xã hội Facebook mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, là cầu nối giúp mọi người đến gần với nhau hơn

Tuy nhiên, nếu việc dùng Facebook không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: mạng xã hội khiến bạn có thể quên đi mọi thứ xung quanh, vì vậy khi không sử dụng nó thì bạn sẽ cảm thấy chán nản, trống rỗng, ở mức độ nào đó có thể gây trầm cảm.

Để phá vỡ được thói quen xấu trước hết ta hãy đi tìm hiểu nguyên nhân về tâm lý khiến bạn có thói quen đó.

1. Hành động cuộn chuột trong khi sử dụng Facebook là biểu hiện của sự trì hoãn

Facebook đang rất biết cách tận dụng xu hướng thích trì hoãn con người bằng cách kết hợp những tin tức cập nhật với một thanh cuộn dường như dài vô tận. Bạn càng kéo xuống sẽ càng có nhiều thông tin bạn muốn tìm hiểu. Điều này sẽ khiến bạn rất dễ phân tâm khỏi những mục tiêu công việc ban đầu. Thay vì chỉ đơn thuần như một công cụ để giải trí, để giết thời gian, Facebook là kẻ thù của năng suất và mục tiêu.

2. Những dòng chia sẻ trên Facebook là biểu hiện của sự cô đơn hay do dự

Facebook giống như một show truyền hình thực tế nhàm chán cập nhật hàng giờ trong ngày. Bạn có nhất thiết phải chia sẻ cho mọi người biết trưa nay bạn ăn gì, từng giây từng phút bạ đang làm gì? Bạn sẽ chẳng thể gia tăng thêm giá trị cuộc sống chỉ với việc chia sẻ điều nhỏ nhặt ấy trên trang Facebook cá nhân. Rất có thể bạn chia sẻ dòng trạng thái vì bạn đang cô đơn hay tuyệt vọng. Tham khảo ý kiến của bạn bè là dấu hiệu của sự do dự và sự thiếu tự tin. Nếu bạn nhận được một gợi ý xấu, bạn sẵn sàng đổ lỗi cho người khác để bảo vệ cái tôi cá nhân của mình.

3. Facebook là biểu hiện của sự lạc lối hay những so sánh không lành mạnh

Thông qua Facebook chúng ta rất dễ dàng xem được hồ sơ hay trạng thái của người khác. Theo hướng tích cực thông qua hồ sơ hay trạng thái cập nhật trên Facebook bạn có thể dễ dàng gửi yêu cầu kết bạn. Tuy nhiên lục lại trạng thái của người yêu cũ sẽ khiến bạn hồi tưởng và sống trong quá khứ. Rồi đem tất cả những điều đó so sánh với người bạn ở hiện tại hay đem mình ra so sánh với người khác. Điều này sẽ làm cho cuộc sống hiện tại của bạn rối tung lên và bạn dần đánh mất những điều tuyệt diệu ở hiện tại.

4. Liên tục kiểm tra thông báo trên Facebook là biểu hiện của sự thiếu kiên nhẫn

Facebook lợi dụng mong muốn có được sự hài lòng ngay lập tức của bạn. Não bộ sẽ nhận được thêm dopamine mỗi khi bạn thấy thông báo màu đỏ sáng lên. Dopamine là một chất hóa học trong não bộ khiến bạn phấn khích. Trong đó ăn uống và sex là hai hành vi chính kích thích nhóm tế bào tiết ra Dopamine. Theo lý thuyết thì dopamine nghe có vẻ tốt nhưng dopamine chính là nguyên nhân gây ra hành vi tự hủy hoại. Vì vậy, trở thành nô lệ của những thông báo có thể phá hủy sự tự kiểm soát bản thân.

5. Luôn muốn cập nhật feed mới trên Facebook là biểu hiện của sự sợ bỏ lỡ (còn gọi là FOMO)

Facebook rất biết cách phá hủy sự tập trung của bạn bằng cách đánh vào nỗi sợ sẽ bỏ lỡ các sự kiện diễn ra trong ngày . Bạn có thói quen kiểm tra tin tức cập nhật trên Facebook mỗi ngày bởi vì bạn không muốn mình bỏ lỡ bất cứ điều gì. Bạn hãy kiểm tra tin nhắn trong lúc lái xe, trong phòng họp, mọi lúc mọi nơi. Khi đó bạn chẳng thèm quan tâm đến việc bạn sẽ có thể sẽ gây tai nạn, hay công việc, năng suất làm việc của bạn bị ảnh hưởng.

Đọc hết những lý do trên và nếu bạn đã sẵn sàng phá bỏ thói quen thiếu lành mạnh này thì hãy thực hiện theo 5 bước sau:

1. Dám thừa nhận

Bạn không thể sửa đổi một vấn đề nếu bạn phủ định sự tồn tại của nó. Không có lý do gì để phải xấu hổ. Hãy kể cho một người bạn mà bạn tin tưởng đặc biệt nếu người đó cùng bạn chia sẻ mục tiêu.

2. Lưu tâm đến những yếu tố kích thích thói quen

Những yếu tố kích thích tâm lý được thảo luận ở đây không nhất thiết phải phù hợp với bạn. Hãy tập trung vào những yếu tố tâm lý bạn có. Nếu không chắc chắn đây có thể là bài tập phản xạ hữu ích. Nó sẽ tiết lộ lý do tại sao bạn thấy khó khăn khi phá vỡ một thói quen nào đó. Ghi lại các chi tiết sau đây vào cuốn nhật ký và đến khi bạn định hình được xu hướng chung:

Tôi đã làm gì? (cuộn tin, chia sẻ, kiểm tra thông báo, làm mới thông tin)

Thời điểm tôi làm điều đó? (lúc rảnh rỗi, ngay sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, thậm chí ngay cả lúc đang hẹn hò, vv)

Những sự kiện nào xảy ra ngay trước đó? (Nếu đó là một việc căng thẳng hay lo lắng thì rất đáng cập nhật thông tin.)

Điều này khiến tôi cảm thấy thế nào? (Sử dụng một tính từ mô tả để mô tả tâm trạng của bạn trước và sau khi vụ việc xảy ra)

3. Có hiểu biết về thói quen của mình

Bước này sẽ phá vỡ thói quen sử dụng Facebook nếu bạn thấy phù hợp. Mỗi khi bạn cảm thấy thôi thúc cập nhật trạng thái hay kiểm tra tin tức mới, bạn nhận ra đó là gì (một hành vi thường xuyên - không quyết định ý thức, có được điều này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ thói quen không có lợi này.

4. Kiên trì thực hiện từng bước trong suốt quá trình, đừng nản lòng

Facebook sẽ khiến bạn bị chìm đắm trong đó và khiến bạn mất rất nhiều thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa bạn nên chỉ trích mình mỗi khi đăng nhập. Các nhà tâm lý coi sự trì hoãn như một cơ chế ứng phó không đúng chỗ. Tự trách mình sẽ làm cho bạn có cảm giác tồi tệ về bản thân, thậm chí sẽ khiến bạn bị cám dỗ nhiều hơn. Tự chán ghét bản thân sẽ dấn đến thất bại. Nếu bạn muốn phá vỡ cơn nghiện của mình thì cần phải biết tự ái.

5. Thay thế thói quen xấu bằng một lựa chọn tích cực

Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn loại bỏ đi một thói quen xấu bằng cách thay thế bằng một thói quen tốt . Bạn hãy thử đọc cuốn sách mà mình yêu thích mỗi khi cả thấy mình bị cám dỗ. Khi đó bạn sẽ không còn cảm giác trống rỗng hay cảm giác hồi hộp chờ đời nữa.

Theo An Chi

Theo Trí Thức Trẻ/Lifehack

Trở lên trên