Năm mới, tư duy mới, thu hoạch mới: 4 thứ không tham lam, phúc khí về tận cửa
Nếu có người cho bạn một trái chuối vàng rực, no tròn và thơm ngọt nhưng có độc, bạn có ăn không? Đừng để tham lam trở thành độc dược, tiêu tán hết phúc phí của bản thân.
- 10-02-20213 con giáp càng lớn tuổi càng có nhiều phúc báo: Nửa đầu chịu đắng cay để nửa sau đời người hưởng thụ trái ngọt
- 03-02-2021Đẻ trứng thì còn sống, không đẻ thì vào nồi: Giá trị thâm thúy học từ đàn gà mái khiến con người cũng phải tỉnh ra
- 24-01-2021Thời gian biểu của 1 người thành công: Khoảng cách giữa người thường và quái kiệt là đây chứ đâu xa!
Qua hàng nghìn năm văn hiến, trong lịch sử lâu đời, chúng ta đã nuôi dưỡng một nền văn hóa bác đại tinh thâm. Từng kho tàng ca dao, tục ngữ, cổ ngôn, lời dạy từ các thế hệ ông cha luôn ẩn chứa những giá trị trí tuệ rộng lớn và sâu sắc được đúc kết trọn vẹn.
Người xưa đã dựa vào kinh nghiệm sống của từng thế hệ để tạo ra nhiều triết lý sống muôn thuở, dù áp dụng vào thời đại nào cũng tìm được ý nghĩa riêng của nó. Đó là lý do chúng có thể truyền lại và sống sót cho đến tận ngày hôm nay.
Càng là như vậy, chúng ta lại càng phải lưu ý và cẩn trọng trước những lời nhắc nhở của tiền nhân để đúc rút những bài học sống cho riêng mình.
Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường, giá trị vật chất gia tăng, ai cũng nên khắc cốt lưu tâm câu nói “Tham có, tham giàu, đâm đầu vào lưới”.
Khuyến Giới Toàn Thư cũng có câu: "Lòng dục không trừ, thì như con thiêu thân đâm vào lửa, cháy mạng mới thôi; lòng tham không bỏ, thì như con đười ươi thích uống rượu, đổ máu mới thôi."
Lòng tham luôn không đáy. Phải biết buông bỏ mới có thể tránh xa thị phi, rời khỏi rắc rối, từ đó mới đạt được cơ hội để thay đổi bản thân, đón nhận phúc khí. Đặc biệt là với bốn loại tham sau đây, nếu không làm được, chờ đợi phía trước chỉ có tai họa khôn lường.
1. Tham lam tiền bạc, bất chấp bản thân
Như câu nói: "Người chết vì tiền tài, chim chết vì thức ăn."
Một số người thậm chí sẵn sàng đánh đổi cả sinh mệnh để theo đuổi sự giàu có. Trong thời đại hiện tại, giá trị vật chất đang ngày một được đề cao, ai ai cũng mơ về một cuộc sống ngày càng sung túc, đủ đầy. Do đó, đại đa số những mối quan hệ, các loại tiếp xúc trong xã hội đều được tính toán, cân nhắc dựa trên lợi ích. Ngày càng nhiều người lấy của cải làm tiêu chuẩn để đo lường một con người.
Thế nhưng, đừng quên Khổng Tử đã nói: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”. (Nghĩa là: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý.)
Không ai muốn sống trong cảnh bần cùng, nghèo hèn. Đồng thời, theo đuổi sự giàu có, mong muốn vươn lên về mặt tài chính không phải là điều gì xấu xa. Nhưng trên hết, điều cốt lõi là việc kiếm tiền phải có nguyên tắc và giới hạn, chứ không thể tích lũy của cải một cách mù quáng.
Nếu không, cuối cùng, để thỏa mãn dục vọng của bản thân, họ có thể không ngần ngại truy cầu vật chất bằng những phương pháp sai lầm, thậm chí làm ăn phi pháp, âm mưu hại người, ích kỷ vụ lợi đến cả những người thân thiết nhất cũng không buông tha.
Người theo đuổi của cải một cách mù quáng như vậy thì vận trình sẽ thay đổi, của cải phi pháp rất khó dài lâu, thậm chí còn ảnh hưởng tới phúc khí tổng thể, đánh mất nhiều cơ duyên trời cho.
2. Tham lam rượu chè, không màng người khác
Từ cổ chí kim, trong các lễ nghi đối ngoại hay đối nội, rất nhiều nét văn hóa của chúng ta có liên quan mật thiết đến chén rượu. Chẳng hạn như, trong các dịp hỉ sự, người ta uống rượu để thêm vui thì trong các dịp tang sự, người ta uống rượu để chia buồn.
Trong thói quen hiện đại, người ta cũng kết giao bạn bè, xây dựng các mối quan hệ từ đời sống cho đến công việc bằng những bữa tiệc, với sự góp mặt không thể thiếu của những chén rượu.
Rượu bia không phải là thứ xấu, uống đúng cách và có chừng mực thì vẫn đem lại một số ích lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, một khi đã tham lam thì chúng không chỉ kéo theo những sai lầm, mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề, nguy hại cả cho sức khỏe lẫn tinh thần.
Giống như câu nói rằng: “Chén rượu không phải là thứ để hơn thua. Hơn thua nhau là biết dừng đúng lúc, biết tới đúng nơi. Đừng để chén rượu làm con ma dẫn lối, rồi khổ đến bạn bè và người thân.”
3. Tham lam cờ bạc, nguy hại gia đình
G. Washington từng nói: “Gambling is the child of avarice, the brother of iniquity, and the father of mischief.”
Có thể hiểu rằng: "Cờ bạc là con ruột của lòng tham lam, là anh em của sự bất công và là cha đẻ của những điều tệ hại.”
Vào dịp năm mới và ngày lễ, một vài trò chơi nho nhỏ, đặt cược cho vui với cả gia đình thường nhằm mục đích giải trí và vô hại. Nhưng nếu trò chơi bị biến tướng thành cờ bạc, thành nơi để người ta kiếm chác thì rất dễ đánh thức lòng tham không đáy bên trong con người.
Thói nghiện cờ bạc mấu chốt nằm ở lòng người. Nếu biết dừng, tất nhiên sẽ không nghiện, nhưng "Biến đá cho hoá ra vàng, vẫn chưa thoả mãn lòng tham con người", cho nên dù là thắng hay thua, người chơi cũng ngày một lún sâu chứ rất khó tự chủ mà thoát ra được. Thậm chí còn rơi vào cảnh bi đát, vợ chồng ly tán, gia đình tan nát chỉ vì sai lầm tai hại.
Vì lẽ đó, đừng tự thử thách định lực của bản thân cũng như đánh cược cả tương lai tươi sáng vào con đường này.
4. Tham lam sắc dục, coi thường bản thân
Một trong hai người sở hữu tri thức vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, triết gia Aristotle từng nói: "Tôi cho người vượt qua được dục vọng của mình can đảm hơn người đánh bại được kẻ thù, bởi chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng bản thân mình."
(Nguyên văn: "I count him braver who overcomes his desires than him who conquers his enemies, for the hardest victory is over self.")
Mà nhắc đến dục vọng, không ai có thể bỏ qua một chữ “Sắc”.
Từ xưa đến nay, từ quan to hiển quý cho đến những thường dân phố phường đều có không ít kẻ vì lòng tham sắc đẹp mà chuốc lấy vô số tai họa, cuối cùng rơi vào cảnh hai bàn tay trắng, làm hỏng đại sự, thậm chí còn mất nước mất nhà.
Trầm mê trong sắc đẹp không chỉ mài mòn ý chí, tổn hại tài lực, càng khiến tâm tính con người trở nên bạc nhược, đánh mất năng lực phân biệt thị phi, đúng sai. Chính vì vậy, cổ nhân luôn đặc biệt răn dạy các thế hệ đời sau phải giữ gìn kỷ luật bản thân nghiêm khắc, không thể sơ suất nhất thời.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tham lam là cái hố không đáy làm kiệt sức con người trong nỗ lực bất tận tìm cách thỏa mãn nhu cầu mà không bao giờ chạm tới được sự thỏa mãn, theo danh ngôn của nhà tâm lý học xã hội Erich Fromm.
*Tổng hợp