Nam Mỹ - Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam
Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam.
Mặc dù hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng song chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là đối với ngành hàng dệt may. Doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kinh ngạch thương mại.
- 15-05-2022Lego không chỉ rót hơn 1 tỷ USD làm nhà máy đồ chơi mà còn đầu tư thêm trang trại điện mặt trời để phục vụ sản xuất
- 15-05-2022Phía sau 5,7 tỷ USD các "đại gia" Mỹ, Hàn quốc, Trung Quốc rót vào ngành công nghệ điện tử Việt Nam
- 15-05-2022Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sau đại dịch
Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số hơn 437 triệu người và có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn ít doanh nghiệp, người tiêu dùng khu vực biết đến các sản phẩm thời trang của Việt Nam. Trong khi đó, ngành dệt may của Việt Nam đang rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với yêu cầu cao từ nhiều thị trường. Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Brazil chỉ từ 150 - 200 triệu USD/năm, Chile từ 70 - 90 triệu USD/năm, Peru khoảng 30 - 40 triệu USD/năm.
Trong khi đó, nhập khẩu dệt may của Việt Nam – chủ yếu là bông từ Brazil khoảng 300 - 500 triệu USD. Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường còn hạn chế.
“Mặc dù đã có tăng trưởng đáng kể nhưng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là đối với lĩnh vực thời trang. Hiện nay, ngành dệt may của Việt Nam rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với mức độ yêu cầu cao nhưng mức độ cung ứng cho thị trường khu vực chỉ chiếm số lượng và kim ngạch hết sức hạn chế...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như vị trí địa lý, văn hóa khác biệt, thiếu thông tin về năng lực và nhu cầu giữa doanh nghiệp hai bên, các hoạt động xúc tiến thương mại còn ít hoặc chưa đạt hiệu quả cao. Một số nền kinh tế có độ mở chưa cao” - ông Lê Hoàng Tài nói.
Cùng chung quan điểm, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, sự hiểu biết về văn hóa dân tộc cũng như văn hóa tiêu dùng, phong tục tập quán... của các doanh nghiệp Việt Nam về các nước còn ít và ngược lại. Trong khi đó, nhiều nước là nước sản xuất dệt may lớn nên vừa mang tính hợp tác, vừa mang tính cạnh tranh với doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất nhập khẩu, cũng như định hình lại chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cả phía Việt Nam và các nước khu vực rất cao. Hiện hai bên đang hợp tác để hình thành chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam và các nước , ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực như nguyên phụ liệu, quá trình dệt, nhuộm vải, áp dụng các tiêu chí phát triển bền vững, đảm bảo điều kiện làm việc, tiêu chuẩn lao động. Theo ông Trương Văn Cẩm, cần sớm xúc tiến khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Khối thị trường chung và Việt Nam để doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước hợp tác phát triển cùng có lợi.
“Sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa tiêu dùng, phong tục tập quán của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước thì còn ít và ngược lại song các nước cũng là những nước sản xuất dệt may lớn. Chúng ta cũng phải tính đến là vừa hợp tác vừa có cạnh tranh để phát triển, các nước lớn là khu vực thì Việt Nam cũng chưa có ký kết hiệp định thương mại tự do. Chúng tôi cho rằng, cần những thông tin về xu hướng thị trường, nhu cầu như yêu cầu thị trường, làm thế nào để kết nối doanh nghiệp dệt may Việt Nam trực tiếp với các nước , đồng thời, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại khu vực này, chia sẻ những thông tin về xúc tiến đầu tư để thu hút nhà đầu tư ” - ông Trương Văn Cẩm nêu ý kiến.
Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực cho rằng, sau dịch Covid-19 các quốc gia trong khu vực đều có xu hướng định hình lại chuỗi cung ứng, đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa nhập khẩu, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có dệt may đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gia tăng sự hiện diện tại khu vực nhằm nâng cao thị phần và giá trị xuất khẩu./.
VOV