MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam sinh lớp 9 tận dụng giờ ra chơi móc len bán trên mạng, thu nhập 34 triệu đồng/tháng, dân mạng than thở: "Làm việc 8 tiếng còn không bằng"

25-03-2024 - 14:45 PM | Lifestyle

Đoạn video của cô giáo quay cảnh một nam sinh móc len trong lớp thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Người ta thường cho rằng, việc tích lũy của cải chủ yếu dựa vào trí tuệ và sự chăm chỉ. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, đôi khi có được một lợi thế riêng, cái gọi là “tài lẻ”, cũng có thể xem là một loại may mắn vô cùng quý giá.

Ngày 22/3, tại Lục An, tỉnh An Huy (Trung Quốc) đoạn video quay cảnh một nam sinh lớp 9 đã dùng thời gian rảnh rỗi của mình để làm đồ đan thủ công và bán trực tuyến, kiếm được hơn 10.000 NDT/tháng (hơn 34 triệu đồng), thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cư dân mạng lên tiếng vừa ngưỡng mộ cậu bé vừa thở dài cho bản thân mình: Làm việc quần quật mệt mỏi 8 tiếng cũng không bằng học sinh cấp hai!

Đoạn clip này được giáo viên của cậu bé chia sẻ trên mạng. Các học sinh khác đang chơi ngoài sân trong giờ ra chơi, nhưng nam sinh này lại chăm chú ngồi móc len tại chỗ.

Nam sinh lớp 9 tận dụng giờ ra chơi móc len bán trên mạng, thu nhập 34 triệu đồng/tháng, dân mạng than thở:

Nam sinh lớp 9 tận dụng giờ ra chơi móc len bán trên mạng, thu nhập 34 triệu đồng/tháng, dân mạng than thở:

Dù là con trai nhưng kỹ năng “se chỉ luồn kim” của cậu bé không hề thua kém các phụ nữ có nghề. Với đôi tay khéo léo và nhanh nhẹn, chỉ trong thời gian ngắn, em đã móc được một bên của chiếc túi xách.

Tận dụng giờ giải lao và nghỉ giữa các tiết học, nam sinh đã khéo léo móc được một chiếc túi len độc đáo.

Các bạn cùng lớp tụ tập xung quanh, nhưng cậu bé không hề tỏ ra ngại ngùng, tay và mắt vẫn chăm chú vào việc mình đang làm, thỉnh thoảng lại ngước đầu mỉm cười với các bạn. Các bạn cùng lớp chỉ biết trầm trồ ghen tị.

Giáo viên nghe nói trong lớp có một nam sinh khéo tay nên rất tò mò. Sau giờ học, cô ở lại trong lớp. Cô nhìn thấy cậu học sinh của mình cất sách giáo khoa và bắt đầu móc len.

Cô giáo nhìn động tác điêu luyện của nam sinh, biết được số tiền mà mỗi tháng em kiếm được, không khỏi mừng rỡ trong lòng: “Trời sẽ không phụ lòng em!”.

Tìm hiểu kỹ hơn, bố cậu bé nói với cô giáo rằng không ai trong gia đình biết cách móc len tạo hình túi xách và các nhân vật dễ thương cả. Có lần khi đang nghịch điện thoại di động, cậu bé vô tình nhìn thấy trong phiên livestream có người đang làm đồ thủ công, vừa móc len vừa bán hàng và còn bán cả nguyên vật liệu làm đồ thủ công.

Vì vậy, cậu bé liền lấy điện thoại di động của mẹ đặt hàng trên mạng một ít len và dụng cụ. Có đồ nghề trong tay, cậu bé đã học rất nghiêm túc và học còn rất nhanh nữa là đằng khác. Ngoài việc ăn, ngủ, đọc sách và làm bài tập, cậu bé dành toàn bộ thời gian để móc len.

Nam sinh lớp 9 tận dụng giờ ra chơi móc len bán trên mạng, thu nhập 34 triệu đồng/tháng, dân mạng than thở:

Nam sinh lớp 9 tận dụng giờ ra chơi móc len bán trên mạng, thu nhập 34 triệu đồng/tháng, dân mạng than thở:

Nam sinh xem một số bức ảnh trên Internet và biết cách tự đan. Về sau, nhiều mẫu được ghép lại dựa trên sự sáng tạo của chính em.

Cậu bé còn nhỏ, mẹ đã giúp em chụp ảnh sản phẩm rồi đăng lên các ứng dụng mạng xã hội của cô đã rao bán. Trong hai tháng, sản phẩm bán đi rất nhiều, kiếm được hơn 20.000 NDT (hơn 68 triệu đồng).

Hiện tại, sản phẩm móc len do nam sinh này làm ra đang “cháy hàng”, nhận được rất nhiều tin nhắn thúc giục em chuyển sản phẩm đi hàng ngày.

Bố cậu bé cho biết, thấy con có sở thích riêng và làm ra tiền, gia đình rất vui. Nhưng ở tuổi này, việc học vẫn quan trọng nhất. Song anh cũng rất yên tâm vì con đã hứa rằng chỉ móc len trong thời gian rảnh, em vẫn đảm bảo sức khỏe và làm bài tập đầy đủ.

Cư dân mạng không khỏi ghen tị, nhiều người đã để lại bình luận:

“Tôi còn không biết tài lẻ của mình là gì. Mỗi ngày dậy sớm đi làm hơn 8 tiếng còn không bằng thu nhập của một em học sinh”.

“Tài không đợi tuổi. Đừng thấy việc móc len đan len là chuyện đơn giản, phải bắt tay vào làm mới biết nó khó và cần sự kiên nhẫn đến mức nào. Thật khâm phục em trai”.

“Cậu bé thật hiểu chuyện. Có một nghề trong tay thì không bao giờ sợ khổ”.

Nguồn: 163

Theo Trung Hạ

Phụ nữ mới

Trở lên trên