MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu

28-05-2020 - 13:40 PM | Sống

Có một điều những “người già” trong công ty bỏ xa thế hệ trẻ cả hàng trăm cây số đó chính là kinh nghiệm và sự từng trải vô cùng phong phú, đa dạng.

Người xưa có câu "nhà có người già như nhà có bảo bối”; bởi lẽ người già thông thái và nhiều kinh nghiệm, là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy cho thế hệ trẻ. Nội trong phạm vi gia đình, những “người già” này thường là ông bà. Vậy còn nơi công sở, những “người già” này đích thị là những đồng nghiệp lớn tuổi, những vị sếp sắp về hưu, nhường lại “sân chơi” cho thế hệ trẻ.

Trong rất nhiều tổ chức, người lớn tuổi, có thâm niên thường bị gắn liền với những hình ảnh tương đối tiêu cực như chậm chạp, suy nghĩ và tư duy không theo kịp thời đại, bị những tiến bộ khoa học, công nghệ bỏ quên. Tuy nhiên, có một điều những “người già” trong công ty bỏ xa thế hệ trẻ cả hàng trăm cây số đó chính là kinh nghiệm và sự từng trải vô cùng phong phú, đa dạng.

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 1.

Vì lẽ đó, lời khuyên mà những người sếp già để lại cho thế hệ trẻ luôn là thứ vô cùng giá trị và đáng trân quý. Bên dưới đây là 5 bài học mà một người sếp đã nghỉ hữu hơn chục năm để lại cho cậu nhân viên của mình. Những bài học quý báu của người sếp là kim chỉ nam, giúp cậu nhân viên vượt qua vô vàn những khó khăn, thử thách trong công việc và mạnh mẽ đứng lên sau những lần vấp ngã.

1. Cuộc sống này không tồn tại hai chữ công bằng, điều quan trọng nhất là phải cân bằng tâm lý

Nhiều năm trước, cơ hội thăng chức của cậu nhân viên bị một người quen của cấp trên cướp mất khiến anh vô cùng bất mãn. Người sếp đã nói với anh rằng, cạnh tranh tại nơi làm việc không chỉ là cạnh tranh trên bề mặt mà là sự cạnh tranh về việc bạn có thể điều động được bao nhiêu nguồn tài nguyên. Người ta có mối quan hệ, có ô dù đó cũng là bản lĩnh của người ta.

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 2.

Lùi vạn bước mà nói, xã hội này vốn đầy những sự bất công, sự bất công này chính là sự công bằng một cách tương đối. Phải có công bằng tuyệt đối thì mới có công bằng thực sự. Thế nhưng bạn phải hiểu rằng cuộc sống không tồn tại hai chữ công bằng. Do vậy, quan trọng nhất là phải cân bằng về tâm lý.

2. Nếu có thể giải quyết riêng, tuyệt đối đừng nên la lối

Một lần, trong công tác phối hợp liên phòng ban, vì công việc phát sinh vấn đề, cậu nhân viên không trực tiếp tìm đồng nghiệp đối chiếu vì anh ta ở khác bộ phận.

Lúc anh đang chuẩn bị tìm gặp trực tiếp sếp của người đồng nghiệp đó thì bị sếp cũ ngăn lại. Sếp hỏi anh đã nói chuyện với người đồng nghiệp kia chưa? Anh nói chưa. Sếp lại hỏi anh: "Vậy cậu biết chuyện này ở chỗ người đồng nghiệp kia đầu cua tai nheo như thế nào?". Anh nói không biết, chỉ biết việc này đang bị mắc kẹt ở chỗ họ?

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 3.

Sếp cũ điềm đạm nói: "Cậu chưa tìm gặp đối phương tìm hiểu rõ tình hình đồng nghĩa với việc cậu chưa làm tốt những công việc cơ bản nhất. Cậu trực tiếp đi báo cáo với cấp trên của người ta mà không nói chuyện riêng với người ta trước, dù nói đúng hay không thì cậu cũng đã đắc tội với người đồng nghiệp đó. Nếu cậu nói sai nghĩa là gậy ông đập lưng ông”. 

Trong công việc, có mâu thuẫn, tuyệt đối đừng nên căng thẳng. Nếu có thể trao đổi giải quyết riêng thì không cần phải trình báo lên trên. Nếu như đã trao đổi và không thể giải quyết được, báo cáo lên trên cũng chưa muộn mà đối phương cũng không có gì để nói.

3. Coi việc công như việc riêng, nói mềm làm cứng sẽ không bao giờ có lợi

Lại trong một lần hợp tác liên phòng ban khác, khi đó cậu nhân viên đang có nhiều việc cần làm, nên muốn giao bớt cho người khác xử lý giúp. Nhưng khi nói chuyện trao đổi thì thái độ của đối phương lại hết sức tồi tệ.

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 4.

Anh nhân viên không nổi cáu ngay tại trận mà sau khi trở về văn phòng mới bắt đầu oán trách. Thấy vậy, sau khi tìm hiểu rõ ngọn ngành sự việc, sếp đã hỏi: "Nếu chuyện này không đẩy cho người khác thì ai là người xui xẻo?". Anh nói mình là người xui xẻo. Sếp lại hỏi: "Nếu làm xong ai là người có lợi?", anh đáp, công ty có lợi nhiều còn người làm cũng có chút ảnh hưởng.

Sếp lại hỏi: "Vậy cậu nghĩ cách đùn đẩy sự việc này thì có gì không đúng?". Anh nói mình không thể chịu được thái độ của họ. Sau này nếu không thể làm được, sẽ đẩy hết cho họ.

Sếp đáp lại: “Dù thực sự là như vậy, cậu có tin là cậu phải gánh mọi trách nhiệm không? Cậu nghĩ rằng cậu có thể chối bỏ trách nhiệm sao? Thực ra chuyện này không có dính dáng gì tới nửa đồng tiền của đối phương cả”.

Công việc đều khó làm, nếu chúng ta coi việc công như việc riêng của mình, chúng ta sẽ làm việc có tâm hơn, bởi sự việc có liên quan tới lợi ích của bản thân. Công việc khó mới càng cần phải gạt bỏ cảm xúc, nhờ người khác giúp đỡ. Tức giận chỉ khiến bản thân chịu thiệt.

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 5.

4. Lắng nghe người khác nói hết rồi mới đặt câu hỏi

Trước khi sếp nghỉ hưu, trong những cuộc họp tập thể, anh nhân viên thường tự cho rằng mình là người có năng lực, có khả năng hiểu biết nên rất nhiều lần khi đồng nghiệp mới phát biểu được một nửa, anh liền chen ngang, rồi phát biểu suy nghĩ của mình.

Kết quả, hầu hết những gì mà anh nói đều là sai. Sếp hỏi: "Nguyên nhân cơ bản dẫn tới phát sinh sai sót trong công việc là gì?". Anh trả lời là năng lực cá nhân. Sếp nói anh sai rồi, nguyên nhân cơ bản dẫn tới sai sót trong công việc đó là cách trao đổi và nói chuyện.

Trên truyền đạt dưới, song song ăn khớp, nếu không làm tốt công tác trao đổi và nói chuyện thường sẽ hay xảy ra vấn đề. Đừng tự cho mình là giỏi liền nghĩ người khác không bằng mình.Không cắt ngang lời người khác là một sự lễ phép.Nghe người khác nói xong rồi mới nói để tiếp thu ý kiến hữu ích. Nghe người khác nói xong rồi mới hỏi, làm việc mới không xảy ra sai sót.

Nắm trọn triết lý công sở với 5 bài học người sếp để lại cho nhân viên trước khi nghỉ hưu - Ảnh 6.

5. Bất mãn với cấp trên, hãy trao đổi và nói chuyện riêng nhiều hơn

Trước đây trong các buổi họp anh nhân viên thường có gì nói đấy khiến sếp bối rối không có đường lui. Trong công việc ai cũng có những điều bất mãn nhưng đừng thổ lộ ra bên ngoài, nhất là thể hiện với cấp trên một cách công khai. Bởi làm như vậy sẽ khiến họ mất thể diện và không có đường lui.

Nhưng cũng đừng kìm nén trong lòng, bởi nếu không nói ra, cấp trên không thể biết được. Do vậy, hãy cố gắng tìm cách nói chuyện riêng với sếp, biết đâu sự bất mãn của chúng ta sẽ nguôi ngoai được phần nào.

Theo LOUIS

Nhịp sống Việt

Trở lên trên