MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới sẽ dư thừa khí hóa lỏng

06-08-2015 - 09:42 AM |

Có điều gì đó bất ổn trên thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) châu Á. Sự cân bằng của thị trường này đang có dấu hiệu bị phá vỡ khi nhu cầu tăng mạnh được đáp ững bởi nguồn cung còn tăng mạnh hơn.

Một kịch bản mà ít ai nói tới khi phân tích về thị trường năng lượng là ngày càng có nhiều hạ tầng cơ sở đáp ứng được yêu cầu vận chuyển và xử lý ở khâu cuối.

Trên thị trường LNG, làn sóng cung cấp sẽ dâng cao trong vài năm tới, với 7 dự án đang xây dựng hoặc sắp đi vào hoạt động ở Australia và 5 dự án đang xây dựng ở Mỹ, sẽ bổ sung cho thị trường thêm 110 triệu tấn công suất mỗi năm trong vòng 4 năm tới.

Các dự án khác cũng đang được xây dựng ở Nga, Indonesia, Malaysia và châu Phi, sẽ nâng tổng công suất sản xuất lên 423,7 triệu tấn vào năm 2020, từ mức 301,2 triệu tấn năm 2014, theo số liệu của Hiệp hội Khí gas thế giới (IGU).

Nguồn cung bổ sung đã bắt đầu vượt mức tăng nhu cầu, khiến giá sụt giảm. Giá LNG giao ngay trên thị trường châu Á trong tuần cuối tháng 7 ở quanh mức 8,10 USDmBtu, giảm 20% so với hồi đầu năm và giảm 60% so với mức cao kỷ lục 20,50 USD hồi tháng 2/2014.

Các nhà phân tích nhìn chung thống nhất rằng mức tăng cung sẽ vượt mức tăng cầu sau vài năm tới, mặc dù vẫn dự báo nhu cầu sẽ tăng mạnh ở những nước tiêu thụ chủ chốt của châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù triển vọng giá một số loại nhiên liệu khác cũng rất rẻ như than dùng trong phát điện hay xăng dầu trong giao thông vận tải.

Nhu cầu LNG sẽ được hậu thuẫn bởi đây là nhiên liệu sạch hơn nhiều nhiên liệu khác, nhất là ở Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đang muốn giảm mạnh ô nhiễm trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế cao.

Bức tranh mà ANZ và một số nhà phân tích khác vẽ ra là thị trường LNG sẽ có triển vọng dài hạn khả quan và bền vững, mặc dù nguồn cung sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu trong trung hạn.

Dự đoán đó không phải là vô lý, song vấn đề là Trung Quốc và Ấn Độ liệu có hay không nhập khẩu toàn bộ khối lượng nhu cầu LNG như các nhà phân tích dự kiến.

Công suất tái hóa khí mới không bắt kịp công suất hóa lỏng LNG

Trung Quốc hiện có công suất tái hóa khí LNG đạt 38,5 triệu tấn, và đang xây dựng hoặc đã thông qua dự án thêm 40,9 triệu tấn nữa. Theo IGU, hiện Trung Quốc đang xây dựng một số dự án tái hóa khí có tổng công suất 25,2 triệu tấn, dự kiến sẽ hoàn thành vòa năm 2018. Nếu tất cả các dự án đã phê duyệt sẽ được xây dựng vào năm 2020 thì tổng công suất nhập khẩu của nước này sẽ chỉ còn dưới 80 triệu tấn mỗi năm.

Dữ liệu từ các IGU nói rằng Trung Quốc hiện nay đã có 25,2 triệu tấn regasification được xây dựng, với tất cả những điều này dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào năm 2018.

Nếu tất cả các khả năng được phê duyệt cũng được xây dựng vào năm 2020, nó sẽ có tổng công suất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ gần 80 triệu tấn mỗi năm. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, và lịch sử cho thấy trên thực tế công suất sẽ không được sử dụng hết.

IGU cho biết tỷ lệ sử dụng công suất tái hóa khí đầu cuối trên toàn thế giới năm 2014 trung bình là 33%. Nếu không tính các cơ sở nhập khẩu của Mỹ - hầu hết nhàn rỗi kể từ sau khi sản lượng khí đá phiến tăng lên – thì tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất toàn cầu là 41%. Tỷ lệ sử dụng công suất của Trung Quốc năm 2014 là 51%, giảm so với 59% năm 2013.

Nước nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới Nhật Bản – có công suất tái hóa khí 190 triệu tấn, và tỷ lệ sử dụng công suất là 47% trong năm 2014.

Giả sử Trung Quốc có thể nâng tỷ lệ sử dụng công suất tái hóa khí lên 60%, và công suất thiết kế là 80 triệu tấn/năm vào 2020 thì có nghĩa là họ cũng sẽ chỉ có thể nhập khẩu 48 triệu tấn vào thời điểm đó.

Nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 9,5 triệu tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và với tốc độ này thì cả năm nay họ sẽ nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn.

Và thậm chí nếu con số này tăng gấp đôi lên 48 triệu tấn thì Trung Quốc cũng mới chỉ hấp thụ được khoảng 23% tổng công suất tái hóa khí gia tăng trên toàn cầu giai đoạn từ nay tới 2020.

Ấn Độ có công suất tái hóa khí đang xây dựng đạt 13,6 triệu tấn, tương đương tổng công suất sẽ khoảng 35 triệu tấn. Điều này sẽ làm gia tăng nhập khẩu LNG của Ấn Độ từ mức 14,2 triệu tấn của năm 2014, nhưng mục tiêu thực hiện vào năm 2020 cũng chỉ vào khoảng 20 triệu tấn.

Tóm lại theo thống kê của IGU thì các dự án tái hóa khí đang xây dựng trên toàn cầu và có kế hoạch hoàn thành vào năm 2018 sẽ đạt tổng nhu cầu 78,7 triệu tấn. Trong khi đó công suất hóa lỏng LNG đang xây dựng và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 lên tới 122,5 triệu tấn. (Đây là những công suất bổ sung mới, chưa kể công suất hiện tại). Như vậy, ngay cả khi có thêm các cơ sở tái hóa khí nữa được xây dựng từ 2018 đến 2020 thì công suất tái hóa khí toàn cầu cũng không hấp thụ hết được nguồn cung LNG gia tăng, dù thị trường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

 

Vân Chi

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên